Sơn Joshu: Sản phẩm mập mờ, quản lý thị trường kém quyết liệt trong việc xử lý

(Ngày Nay) - Sản phẩm sơn Joshu (do Công ty CP Liên doanh sơn Joshu Nhật Bản) có nhiều dấu hiệu bất thường trong việc công bố hợp quy cũng như mập mờ về địa chỉ sản xuất...
Hình ảnh quảng cáo khác xa so với thực tế của sơn Joshu
Hình ảnh quảng cáo khác xa so với thực tế của sơn Joshu

Một sản phẩm nhiều “vấn đề”

Sơn là vật liệu có tên trong danh mục hàng hóa vật liệu xây dựng cần có chứng nhận hợp quy đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn trước khi lưu thông trên thị trường. Dù là sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều cần thực hiện công bố hợp quy sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2014/BXD (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng).

Tuy nhiên theo phản ánh của một số người tiêu dùng, hiện nay các sản phẩm sơn xây dựng mang nhãn hiệu Joshu do Công ty Cổ phần Liên doanh sơn Joshu Nhật Bản (gọi tắt là Công ty sơn Joshu - địa chỉ số 5, ngách 5/102 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) sản xuất và đang lưu hành trên thị trường rất mập mờ về vấn đề thực hiện công bố hợp quy sản phẩm theo quy định. Các sản phẩm sơn Joshu lưu hành chủ yếu trên địa bàn các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh...

Sơn Joshu: Sản phẩm mập mờ, quản lý thị trường kém quyết liệt trong việc xử lý ảnh 1Sản phẩm sơn Joshu có nhiều dấu hiệu bất thường?

Tìm đến văn phòng giao dịch của Công ty sơn Joshu có địa chỉ tại 627 Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân, Hà Nội), phóng viên ghi nhận được tại đây gần như không trưng bày hay trực tiếp thực hiện các giao dịch mà chỉ có các mẫu tờ rơi, bảng giá để quảng bá sản phẩm. Nếu khách hàng có nhu cầu mua hàng thì sẽ được nhân viên kinh doanh tư vấn và sẽ có người giao hàng tới tận địa chỉ khách hàng yêu cầu.

Cụ thể, trên bao bì và nhãn mác của sản phẩm cũng không in kí hiệu và số hiệu tiêu chuẩn (ở đây là QCVN 16:2014/BXD) của sản phẩm theo quy định tại TCVN 8652:2012 đối với sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương.

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8652:2012 về Sơn tường dạng nhũ tương - Yêu cầu kỹ thuật, tại điều 4.2 qui định về việc ghi nhãn theo qui định hiện hành phải có các nội dung: Tên sản phẩm, kí hiệu; Tên cơ sở sản xuất, địa chỉ; Kí hiệu và số hiệu tiêu chuẩn của sản phẩm; Số hiệu lô hàng; Thể tích thực hoặc khối lượng tịnh; Ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng; Hướng dẫn sử dụng. Các nội dung ghi nhãn nêu trên được in dán hoặc in trực tiếp lên bao bì sản phẩm.

Câu hỏi dành cho lực lượng chức năng?

Theo một cán bộ tại Viện Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, đến thời điểm tháng 12/2017, tra cứu trong cơ sở dữ liệu của đơn vị này thì chưa có sản phẩm sơn xây dựng nào mang nhãn hiệu Joshu thực hiện việc công bố hợp quy.

Bên cạnh đó, về phần địa chỉ nhà máy sản xuất của sản phẩm sơn Joshu cũng không rõ ràng. Trên bao bì của hộp sơn ghi địa chỉ sản xuất là: Cụm CN Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tuy nhiên, tại địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) không có địa chỉ nào như trên hay Cụm công nghiệp Xuân Phương.

Để truy nguồn sản phẩm này, phóng viên đã tìm hiểu và nắm được địa chỉ của nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm sơn, trong đó có xuất hiện mặt hàng sơn Joshu và loại sơn mang các nhãn hiệu khác. Đây là nhà xưởng của một đơn vị khác, không thuộc Công ty sơn Joshu, có địa chỉ tại đường Phúc Diễn (quận Nam Từ Liêm).

Sơn Joshu: Sản phẩm mập mờ, quản lý thị trường kém quyết liệt trong việc xử lý ảnh 2Hình ảnh thực tế khác xa so với những quảng cáo lan truyền trên mạng xã hội

Sau khi phản ánh những thông tin và dấu hiệu bất thường của sản phẩm sơn Joshu tới lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), ông Trần Hùng (Cục phó Cục Quản lý thị trường) đã hướng dẫn phóng viên liên hệ với Đội Quản lý thị trường số 6 (quận Nam Từ Liêm) để tiến hành xác minh, xử lý.

Phóng viên cũng cung cấp đầy đủ thông tin, sản phẩm sơn mua được ngoài thị trường, địa chỉ nhà máy có xuất hiện sản phẩm sơn Joshu... cho Đội Quản lý thị trường số 6, tuy nhiên việc tiến hành kiểm tra và xác minh những dấu hiệu trên đến nay vẫn chưa được thực hiện vì lý do “cần báo cáo lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội” để phối hợp với các đơn vị khác.

Bên cạnh đó, tra cứu trên thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ nhãn hiệu Joshu Paint được đăng ký là A&S Co.,LTD. Vậy đơn vị nào mới "danh chính" sở hữu và sử dụng nhãn hiệu Joshu Paint?

Ngày 2/1/2018, phóng viên đã liên hệ với số điện thoại 098621744x được cho là của ông Hà Hồng Quân (Công ty sơn Joshu) được công bố trên các chuyện mục quảng cáo, mời hợp tác phân phối sản phẩm sơn Joshu. Tuy nhiên người nghe máy lại không thừa nhận mình tên là Quân. Sau đó khoảng 10 phút, phóng viên sử dụng một số điện thoại khác liên hệ cũng vào số điện thoại 098621744x nêu trên thì người nghe máy lại thừa nhận mình tên là Quân.

Sau khi đề cập những nghi vấn về việc sản phẩm sơn Joshu đang lưu hành trên thị trường nhưng chưa thực hiện việc công bố hợp quy sản phẩm theo quy định và đề nghị làm việc, cung cấp thông tin, ông Quân hẹn sẽ sắp xếp làm việc vào một thời gian khác.

Tuy nhiên, sau đó ông Quân không thực hiện lời hứa làm việc và cung cấp thông tin như đã nói, thay vào đó là một lời khẳng định chung chung là sản phẩm sơn Joshu đã đã có công bố hợp quy, nếu muốn tìm hiểu thì liên hệ với Bộ Xây dựng...

Việc kiểm tra và xác minh các dấu hiệu sai phạm như trên là trách nhiệm của lực lượng Quản lý thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay phía đơn vị này vẫn chưa có bất cứ động thái cụ thể nào trong việc xử lý vấn đề này?

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.