Sống nơi cửa mả - Bài 3: Xóm Gò Mả không còn mả, người ngụ cư vẫn chật vật qua ngày

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nếu như nghĩa trang Bình Hưng Hoà đang quy hoạch, các ngôi mộ bắt đầu được bốc dần đi, nhưng người sống bấu víu vào đó vẫn cứ cầm cự thêm được ngày nào hay ngày ấy. Thì ở xóm Gò Mả (quận 8, TP.HCM) những ngôi mộ được quy hoạch, xóm giải toả, nhiều người cũng dọn đi nơi khác vì nằm thuộc hộ nằm trên đất công của nhà nước, còn lại những hộ không có nơi để đi thì chọn cách ở lại và sống tiếp cảnh tạm bợ rau cháo qua ngày.
Ngôi nhà nằm trên đất công nên không thể cất nhà, chỉ được lợp những miếng tôn tạm bợ. Ảnh: Nguyễn Nhi
Ngôi nhà nằm trên đất công nên không thể cất nhà, chỉ được lợp những miếng tôn tạm bợ. Ảnh: Nguyễn Nhi

Sống ngày nào hay ngày nấy

Cuối con hẻm 361 Bình Đồng (phường 15, quận 8, TP.HCM) là xóm Gò Mả. Xóm được hình thành từ trước năm 1975. Đường đi vào chật hẹp, nhà cửa chen chúc nhau, bởi mọi sinh hoạt của người dân đều gắn chặt cùng những nấm mồ. Xung quanh nhà của người dân toàn là mộ, cỏ um tùm và những tảng đá mà người ta di dời cốt đi nới khác còn để lại, đến năm 2014, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tất cả ngôi mộ đã được di dời đi nơi khác.

Chiều buông dần xuống trên xóm Gò Mả cũng lúc người dân ở đây sau một ngày đi làm về. Đời sống, sinh hoạt của họ vẫn cứ diễn ra cầm chừng và tạm bợ.

Trò chuyện với chú Nguyễn Văn Đào, chú năm nay đã 59 tuổi, quê ở An Giang. Cuộc sống vất vả từ lúc chuyển về đây, không nghề nghiệp, không có đất ở, rồi chuyển về khu Gò Mả này cất tạm bợ chỗ ở cho đến giờ.

“Hiện tại chú ở một mình, chú ở đây cũng đã hơn 15 năm. Ngày xưa chú đi bộ đội ở Campuchia về. Khoảng một năm trước chú bị tai biến, bây giờ đỡ hơn rồi, đi đứng và sinh hoạt bình thường. Chú có một đứa con gái mà nó có chồng rồi, con gái lấy chồng và ở ngay cầu Chà Và.” Chú Đào chia sẻ.

Sống nơi cửa mả - Bài 3: Xóm Gò Mả không còn mả, người ngụ cư vẫn chật vật qua ngày ảnh 1

Chú Đào và căn nhà nhỏ được cất bằng những miếng tôn, chú sống nhờ bữa cơm từ nhà chị ruột cùng ở trong xóm. Ảnh: Nguyễn Nhi

Vì là người từ nơi khác đến đây, nên chú không có đất ở, nên mới dựng tạm để ở dần về sau nhà nước họ thấy vậy rồi cho những người dân ở đây ở tạm qua ngày. Do nơi đây thuộc đất nhà nước nên có một vài hộ dân họ không thể nào cất nhà lên được, nên phải ở tạm nhà lợp tôn cho tới giờ.

Chú Đào cũng thuộc hộ nằm trên đất công của nhà nước, biết trước sau này khu này sẽ bị giải tỏa và san lấp hết, nên chú chỉ biết ở tạm căn nhà được hàng xóm trong xóm phụ cất lên dùm.

Theo chú Đào: “Nếu xóm mình bị quy hoạch và phải dọn đi thì với chú bây giờ còn có một mình bị bệnh không còn sức khỏe để đi làm kiếm tiền nữa, nếu có đi thì chú cũng chưa biết đi đâu. Từ xưa đến giờ chú ở chỗ này, ăn ở tạm bợ chỗ này quen rồi, bà con hàng xóm ở đây cũng thương và quan tâm chú lắm. Hồi trước ở đây xung quanh toàn là gò mả, ít người dân sinh sống.”

Người dân ở đây họ cũng chưa nghe thông tin giải tỏa từ trên gửi xuống, họ chỉ biết nhà nước có xuống sang lấp phía sau những dãy mộ đã được di dời đi thành sân bằng xi măng rất sạch sẽ. Từ đó, những hộ dân nằm trên đất của nhà nước họ cũng hiểu được rằng… đến một ngày tới lượt mình cũng phải rời đi.

Sống nơi cửa mả - Bài 3: Xóm Gò Mả không còn mả, người ngụ cư vẫn chật vật qua ngày ảnh 2

Mộ được dời đi hết, cuộc sống người dân trong xóm thì mỗi người một kiểu...

Người âm "an cư", người dương chưa biết về đâu lập nghiệp...  

Vẫn cái tên cũ, nhưng Xóm Gò Mả của hôm nay đã san sát những ngôi nhà được cất khang trang. Thê nhưng kề đó, mái nhà của bà Phan Thị Thanh vẫn cất tạm bợ bằng những máy tôn đơn giản, chỉ có vài cây cột để trụ trước mưa bão. Bà Thanh năm nay đã 80 tuổi, bà có 6 đứa con, 4 đứa con gái và 2 con trai. Có đứa ở xa, có đứa ở gần đây nhưng ai cũng có đời sống khó nghèo, bà cũng chỉ có thể tựa vào mình sống tiếp.

Bà Thanh là người dọn đến Xóm Gò Mả từ rất sớm, bà nhớ đâu từ những năm 1973 và là người dân sống ở đây lâu nhất.

“Nhà bà từ đó giờ ở đây, con cái cũng ở đây, đất này là của nhà nước, bà chưa nghe nhà nước có thông báo giải tỏa khu này, nhà này tự cất lên và vẫn thuộc đất của nhà nước. Nhà nước thực hiện quy hoạch ở đây thì bà cũng không biết, đó là việc của nhà nước chứ mình cũng đâu có biết, cũng chưa nghe nhà nước thông báo gì.” Bà Thanh chia sẻ.

Theo bà Thanh cho biết thêm: “Hồi đó mả ở trong này giữ lắm, người ta vô lấy cốt còn lại đất với đá, cỏ cây um tùm. Ngày xưa vô đây chưa có nhiều nhà như bây giờ. Người ở tứ xứ người ta không có chỗ ở nên về đây ở tạm rồi dần thành quen luôn, ở đây ngày xưa toàn vũng ao, không phải đất ở, mình ở mình bồ đất thành nền rồi được nhà nước làm lại sạch sẽ.”

Sống nơi cửa mả - Bài 3: Xóm Gò Mả không còn mả, người ngụ cư vẫn chật vật qua ngày ảnh 3

Rất ít người nhận ra rằng nơi này từng có rất nhiều mả. Nhiều đến độ mang tên Xóm Gò Mả. Ảnh: Nguyễn Nhi

Không gian nơi đây bắt đầu thay đổi từ năm 2013. Gần 200 ngôi mộ của người quá cố đã được dời đi. Bãi đầm lầy phía sau đã được chính quyền địa phương dọn rác thải, đang tiến hành cải tạo để làm công viên, khu vui chơi cho người dân trong xóm. Người dân trong xóm kê ghế đá bên bãi đất trống làm nơi giao lưu, trò chuyện với nhau. Mấy đứa trẻ được nghỉ hè cũng mang xe đạp ra đó chơi đùa...

Trước kia, ở đây bà chứng kiến rất nhiều cảnh người ta đưa tang đến, rồi cũng chứng kiến cảnh người ta lấy cốt đi, cứ thay phiên như vậy, sống cũng thành quen không còn lo lắng hay sợ gì nữa.

Bà Thanh kể: “Có một đứa cháu bà đang chăm sóc, cháu học lớp 1 nhưng vì bị bệnh nên đã cho nghĩ học. Ngoài ra bà còn đứa cháu ngoại 10 tuổi đang đi học, cuộc sống sinh hoạt nhờ vào gia đình, bà chỉ ở nhà chăm đứa cháu vì nó không có cha. Mấy dịp lễ Tết con cháu điều về đây sum họp. Ngày xưa làm đám cưới cho con thì bà chỉ làm ở trước sân này, khách thì cũng chỉ những người dân ở chung xóm. Mỗi buổi chiều ở đây hàng xóm tụ tập ngồi lại với nhau nói chuyện.” 

Xóm Gò Mả là một khu nghĩa địa nằm dọc theo dòng kênh Rạch Lào, thuộc khu phố 4, phường 15, quận 8, TP.HCM. Khoảng 40 năm về trước, những người vô gia cư lục đục kéo nhau về đây sinh sống, dựng nhà sát cạnh những ngôi mộ tạo nên một cảnh tượng hỗn tạp “người sống ở chung với người chết” khiến người lạ lỡ bước chân vào không khỏi rùng mình.

Đến đầu năm 2013, UBND quận 8 có quyết định di dời, giải tỏa các khu nghĩa địa. Việc UBND quận có quyết định di dời, giải tỏa các khu nghĩa địa nhằm hạn chế việc ô nhiễm dịch bệnh, giải phóng mặt bằng, ngăn chặn việc lấn chiếm của các hộ dân xung quanh, đưa vào sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và tạo mỹ quan đô thị cho quận 8. Hầu hết các hộ đã rời đi nhưng vẫn còn một số hộ bám trụ lại nơi này.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.