Sống nơi cửa mả - Bài 2: Cư dân ‘thành phố buồn’

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tách biệt hoàn toàn với thế giới sôi động bên ngoài, lại thêm phần lạnh lẽo, liêu trai, cư dân sống trong lòng nghĩa trang Bình Hưng Hoà chấp nhận một cuộc đời của họ biệt lập giữa “thành phố buồn” đầy rẫy những mồ mả xung quanh.
Tận dụng những khoảng đất trống của các ngôi mộ đã được bốc đi bên trong nghĩa trang Bình Hưng Hoà, nhiều người cất nhà/ chòi sinh hoạt và sống tạm. Ảnh: Bùi Kiều Trang
Tận dụng những khoảng đất trống của các ngôi mộ đã được bốc đi bên trong nghĩa trang Bình Hưng Hoà, nhiều người cất nhà/ chòi sinh hoạt và sống tạm. Ảnh: Bùi Kiều Trang

Âm - dương hai cõi… một nhà

Chiều xuống chạng vạng, những táng cây gió thổi va vào nhau rì rào, con đường mòn vào nghĩa trang Bình Hưng Hoà sâu hun hút, âm u. Những tưởng, bên trong chỉ có mồ mã hay khói hương lạnh lẽo, nhưng không phải thế, ngoài những ngôi mộ người đã khuất nằm an nghỉ, còn có những mái nhà lụp xụp, những con người phiến đá mộ bia làm chốn tựa nương.

Có người tự cất chòi sống, nhưng cũng không ít ngôi mộ được những cư dân vô gia cư ngày tản mác mưu sinh, đêm về về lấy đó làm nơi tá túc. Âm dương chung một “mái nhà”.

Sống nơi cửa mả - Bài 2: Cư dân ‘thành phố buồn’ ảnh 1

Một căn chòi xập xệ nằm đầu nghĩa trang vắng lặng. Nghe người ta nói chỉ tối mới có người...

Cư dân sống ở “thành phố buồn” Bình Hưng Hoà cũng còn có những người thuê lại căn nhà trọ tồi tàn của một người chủ cất, nó tồi tàn đến mức người đến đây sẽ cảm thấy những phiến đá, những vật liệu xây những ngôi mộ bên cạnh dẫu lâu năm những vẫn còn tốt hơn nhiều.

Chị Tươi quê ở Bình Thuận, lấy chồng rồi lại thôi chồng, một mình nuôi 3 người con sống trong căn nhà trọ có giá hai triệu đồng mỗi tháng. Chị là nghề muối dưa và măng rừng đem đi bán. Chị kể, hồi trước thuê nhà trọ bên ngoài Tân Quý (Tân Phú) nhưng tiền nhà trọ cao mà không có không gian muối mắm dặm dưa cuối cùng tìm được chỗ này. Mỗi tháng đóng cho chủ căn phòng này hai triệu, chưa kể điện nước, chị có được khoảng sân đối diện nhiều ngôi mộ để bày biện đồ nghề.

Hỏi chị Tươi có sợ công viện này không, chị bảo ngày mới đến thì sợ, giờ đã quen rồi. Sợ cũng phải có cơm cháo qua ngày, sợ cũng phải có tiền nuôi con ăn học, sợ cũng phải có một chỗ để đêm về mẹ con tựa lưng mà ngủ… Không can đảm sống thì không còn cách nào. Chị nói thêm.

Sống nơi cửa mả - Bài 2: Cư dân ‘thành phố buồn’ ảnh 2

Mẹ con chị Tươi rửa cải để muối mang ra chợ bán

Vợ chồng cô Trò (50 tuổi) quê ở Hà Nội thuê một căn nhà trọ bên cạnh nhà trọ chị Tươi, vợ chồng cô chú nấu bắp, khoai đem bán ở chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình). Cô Trò kể, nấu bắp nấu khoai bán còn có đồng ra đồng vô ăn qua qua ngày chứ không có dư dả nỗi. Đã vậy hồi dịch Covid vừa rồi không được tụ tập, gia đình cô ở nhà, mọi thứ đều khó khăn hơn.

Rồi bỗng chợ cô nhìn tôi đầy nghi hoặc, cô chất vấn “nhưng rồi cô có viết tụi tui luộc bắp bỏ pin với hoá chất vào không đấy?” Hoá ra, có năm có thông tin từ đâu đấy đăng lên báo rằng người ta bỏ pin và hoá chất vào luộc cho bắp ngon ngọt, khi ấy nguồn sống là nồi bắp của gia đình cô không còn ai mua, cả nhà phải ăn bắp thay cơm qua bữa, điều đó làm cô ám ánh và sợ.

“Trời ơi, bắp cô lấy ở chợ, tươi ngọt sẵn chỉ cần luộc bỏ tí muối là ăn được, không hiểu sao người ta tung tin đồn ác quá, đến cuộc đời người sống tận cùng trong nghĩa địa như chúng tôi còn bị ảnh hưởng nặng nề…”. Giọng cô sang sảng, đầy bức xúc.

Sống nơi cửa mả - Bài 2: Cư dân ‘thành phố buồn’ ảnh 3

 Khuôn viên nghĩa trang Bình Hưng Hoà rộng rãi để gia đình cô Trò mua bắp, mua khoai về đổ ra lựa, rửa và nấu.

Người âm chia sẻ người dương

Có những gia đình đã từng sống ở vùng này khi nghĩa trang mới hình thành, họ còn nhớ tới một vùng đất hoang sơ, dân chủ yếu trồng khoai mì, trồng cả mía và cả lúa nữa. Vùng đất cao ráo này, khoai mì ra củ rất thơm, trồng mía rất ngọt. Rồi khu nghĩa trang hình thành nên, người ta không trồng gì nữa cả, dành đất cho cỏ dại bời bời quanh “thành phố của người âm”.

Từ khi có lệnh quy hoạch, những ngôi bộ bị bốc dần nhưng vẫn còn rất rất nhiều ngôi mộ vô chủ không ai đến đưa đi. “Tới lượt thành phố của người âm lại nhường chỗ cho thành phố của người dương rồi”. Một người nói.

“Rồi chúng tôi sẽ phải đi tìm công ăn việc làm khác khi nghĩa trang không còn nữa”.  Từ một cậu nhóc, anh Hồ lớn lên cùng với nghĩa trang, buôn bán nước ngọt, đồ ăn linh tinh ngay trong nghĩa trang của người công giáo. Anh nói: “Cuộc sống sẽ thay đổi, chẳng biết sau này nơi đây sẽ mọc lên những công trình gì và có ai còn nhớ cái nghĩa trang khổng lồ này không?”.

Hai vợ chồng chị Hà sống trên một ngôi mộ đã hốt, họ nói: “Chúng tôi làm nghề đồng nát quanh đây, giờ cuộc sống khó khăn quá, không đủ tiền trả tiền thuê nhà, nên vào nghĩa trang để sống khỏi tốn tiền thuê nhà”.

Sống nơi cửa mả - Bài 2: Cư dân ‘thành phố buồn’ ảnh 4

Thân nhân các ngôi mộ đang bốc mộ đi dần, người còn sống vẫn cứ cố được ngày nào hay ngày ấy.

Dưới một gốc cây bên đường dẫn vào tầng tầng lớp lớp mồ mả có một quán cóc, người chủ quán già sống ở đây hơn 30 năm, tai đã lãng, mắt chỉ còn thấy nhoà nhoà vẫn say sưa trò chuyện cùng những người bạn cùng phận đời sống “bám” nghĩa trang.

Đó là một cụ bà tóc bạc trắng, da đồi mồi nhăn nheo làm lau chùi mộ, một ông lão tuổi ngoài 60 cười hiền lành để lộ hai bờ nướu trắng mà chẳng còn một chiếc răng nào, ông làm nghề bán vé số; một chú trung niên gầy gò làm nghề “thợ đụng” bởi chú đụng đâu làm đó và một chị phụ nữ kham khổ làm nghề nhặt ve chai. Câu chuyện của những cư dân “kỳ lạ” này có khi gần gũi đời thường, như hôm nay buôn bán thế nào; buổi trưa ăn gì; Có khi lại xa xôi, như Miền Trung mưa bão; Có khi là chuyện ai làm Tổng thống Mỹ ở tận bán cầu xa xôi…

Sống nơi cửa mả - Bài 2: Cư dân ‘thành phố buồn’ ảnh 5

 Theo những người dân sống ở đây kể lại thì ban ngày, nghĩa trang Bình Hưng Hòa trông có vẻ bình yên. Nhưng thế giới chết ấy chỉ sống khi đêm đến

Sống ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa chính là biết rõ nhưng phải chấp nhận cảnh sống tạm bợ, là ngày lại ngày ăn uống kham phổ, là hít thở đủ thứ bụi bặm, mùi xú uế, uống nước nhiễm bẩn… Cũng bởi thế cho nên những cư dân thành phố buồn đều gầy ốm, nhợt nhạt, thiếu sức sống.  

Theo những người dân sống ở đây kể lại thì ban ngày, nghĩa trang Bình Hưng Hòa trông có vẻ bình yên. Nhưng thế giới chết ấy chỉ sống khi đêm đến. Nghe chừng có vẻ liêu trai nhưng sự thật đúng là như thế. Ấy là khi những con người nghèo khó sau ngày dài tản mác mưu sinh quay trở về dựa lưng giữa bạt ngàn mộ chí. Trong từng giấc ngủ chập chờn vì cái lạnh của sương đêm và nỗi lo bị côn đồ đến xin tiền bãi, nỗi lo người nghiện ngập say thuốc ghé thăm.

“Mấy người nghiện hút, người trốn truy nã ở đây đáng sợ lắm”- ông chủ quán già nói. Trong trí nhớ của ông, nghĩa trang Bình Hưng Hòa những năm trước chỉ có luật rừng của những anh Ba, chủ Bảy nghiện hút - chích ngự trị: "Hồi đó người nghiện nhiều lắm, nhìn đâu cũng thấy tụi nó sống bầy đàn, hút chích công khai. Ở đây ai cũng quen với chuyện đang nửa đêm bị các đại ca dựng đầu dậy bắt đóng tiền bãi, xin tiền phi thuốc. Bây giờ thì tình hình đỡ hơn trước nhiều”.

Đêm ở nghĩa trang Bình Hưng Hoà dường như xuống nhanh hơn, gió thốc trêncon đường trở ra xẻ dọc, xẻ ngang. Những khối bê tông to, có những mảng gần như nát vụn nằm rải rác trên đoạn đường mòn, đám cỏ dại cao gần bằng đầu người phủ quanh những ngôi mộ. Một không gian heo hút, lạnh lẽo.

Sống nơi cửa mả - Bài 2: Cư dân ‘thành phố buồn’ ảnh 6

 Đi sâu vào bên trong ấy, có những con người, có những gia đình già trẻ, lớn nhỏ đang nướng náu cạnh kề những nấm mồ...

Chỉ trên đoạn đường ngang qua đây thôi, nếu đi một mình về đêm chắc không mấy người đủ can đảm, thế nhưng lút sâu vào bên trong ấy, có những con người, có những gia đình già trẻ, lớn nhỏ đang nướng náu cạnh kề những nấm mồ.

Ai cũng có ước mơ riêng, ai cũng biết đang ở sống giữa hai cõi âm dương. Nhưng có lẽ số phận không cho họ chọn lựa nên đành lấy bãi tha ma làm nhà, lấy mộ bia làm láng giềng, tiếp tục những ngày bương chải giữa trần gian. 

Là nơi chôn cất lớn nhất TP.HCM, nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng là nơi sinh sống, mưu sinh của rất nhiều người dân lao động nghèo. Theo quy hoạch của thành phố, những ngôi mộ đã có kế hoạch chuyển đi, thế nhưng người dân sống ở đây lại vẫn chưa thể có được một kế hoạch cho mình về nơi ở...

Bài 3: Xóm Gò Mả không còn mả, người ngụ cư vẫn chật vật qua ngày

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.