Cụ thể, NASA và SpaceX đã thông báo sẽ dời lịch phóng thêm 24 giờ sang Chủ nhật tuần này do điều kiện thời tiết không đảm bảo an toàn. Đây là sứ mệnh đầu tiên được liên doanh hai bên thực hiện để đưa phi hành gia lên vũ trụ bằng tàu tư nhân của Mỹ.
Các quan chức NASA cho biết thời gian cất cánh đã bị đẩy lùi thứ Bảy đến tối Chủ nhật do dự báo về gió mạnh trên bờ biển Florida.
Tàu vũ trụ Crew Dragon, được phi hành đoàn đặt tên là Resilience, đã được lên lịch phóng vào lúc 7 giờ 27 tối Chủ nhật từ trung tâm vũ trụ Kennedy ở Mũi Canaveral.
Phi hành đoàn thực hiện chuyến bay tới Trạm vũ trụ quốc tế bao gồm 3 phi hành gia người Mỹ: Victor Glover, Shannon Walker và chỉ huy sứ mệnh, Mike Hopkins, cùng một đại tá không quân, người sẽ tuyên thệ tham gia lực lượng vũ trụ non trẻ của Mỹ khi đã lên ISS.
Thành viên phi hành đoàn thứ tư là nhà du hành người Nhật Bản Noguchi Soichi. Ông Noguchi đã lên vũ trụ bằng tàu con thoi của Mỹ vào năm 2005 và tàu vũ trụ Soyuz của Nga vào năm 2009.
Sứ mệnh lần này đánh dấu lần đầu SpaceX triển khai hoàn toàn chương trình đưa con người lên không gian bằng tên lửa và tàu vũ trụ tự chế.
Một chuyến bay thử nghiệm đến và đi từ trạm vũ trụ với 2 phi hành gia vào tháng 8 đã đánh dấu chuyến bay vũ trụ đầu tiên của các phi hành gia NASA được phóng từ lãnh thổ Mỹ sau 9 năm.
Sự ra đời của tên lửa Falcon 9 và tàu vũ trụ Crew Dragon đại diện cho một kỷ nguyên mới của các phương tiện vũ trụ được thương mại hóa thông qua các tổ chức tư nhân.
Elon Musk, người đứng đầu SpaceX, thường trực tiếp tham dự các buổi phóng hiện đã được xác định mắc COVID-19 và nhiều khả năng phải theo dõi buổi phóng hôm Chủ nhật qua màn hình.
NASA đã ký hợp đồng với SpaceX và Boeing vào năm 2014 để phát triển các tàu vũ trụ nhằm thay thế chương trình tàu con thoi và chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào Nga để đưa các phi hành gia lên quỹ đạo.