Sự khác biệt giữa Hội nghị Sochi và Hội nghị Geneva về Syria

(Ngày Nay) - Những đại biểu tham gia Hội nghị Đối thoại Dân tộc Syria tại Sochi đang tìm cách tạo dựng nền móng cho tương lai của Syria, Phó Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Syria và nhà phân tích chính trị Syria, ông Mustafa al-Miqdadcho biết.
Sự khác biệt giữa Hội nghị Sochi và Hội nghị Geneva về Syria

Người dân Syria đã đặt kỳ vọng lớn đối với Hội nghị Đối thoại Dân tộc Syria, Phó Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Syria và nhà phân tích chính trị Mustafa al-Miqdad cho biết sự khác biệt chính giữa các cuộc hội đàm tại Geneva và hội nghị thượng đỉnh Sochi.

"Hội nghị ở Sochi rất khác so với các cuộc đàm phán ở Geneva," nhà phân tích chính trị cho biết. "Đại diện của các nhóm chính trị và xã hội khác nhau cũng như đại diện của các nhóm phiến quân chấp nhận hòa giải đã đến tham dự Hội nghị. Các lực lượng nước ngoài, không trực tiếp gây ảnh hưởng đến tình hình ở Syria, đang theo đuổi mục tiêu của họ (làm gián đoạn quá trình hòa bình) thông qua một số nhân vật đối lập và thường xuyên mời họ đến Geneva ".

Ngược lại, các cuộc đàm phán tại Sochi sẽ sớm tạo thuận lợi để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 7 năm liền tại Syria.

Thứ nhất, trong hai năm qua, Nga đã thiết lập mối quan hệ "với đa số các nhóm vũ trang, cũng như đại diện của các phe đối lập", ông al-Miqdad cho biết.

Thứ hai, nhà phân tích nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh Sochi đã tập hợp các đại diện của hầu như tất cả các tầng lớp xã hội Syria, từ nông dân, luật sư, nhà văn và quân nhân.

"Tất cả đều muốn đặt nền móng cho cấu trúc chính trị tương lai của Syria," ông al-Miqdad chỉ ra. "Điều này làm cho cuộc họp ở Sochi nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ Nga, một hội nghị dân tộc thật sự với khả năng thành công cao".

Theo nhà phân tích chính trị, có một số kết nối giữa các cuộc đàm phán chính trị và tình hình trên chiến trường ở Syria. Ông nhấn mạnh rằng người dân Syria sẽ không cho phép kẻ thù của họ hưởng lợi từ các thành công trên chiến trường của mình.

Chẳng hạn, "sau thành công vang dội tại Aleppo, Mỹ, Israel và một số lực lượng khác, bao gồm cả các nước khác trong khu vực, đã cố gắng vô hiệu hóa các thành tựu của quân đội chính phủ Syria để họ không thể gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị" nhà báo al-Miqdad nói về việc những kẻ khủng bố quay trở lại Palmyra "với sự hỗ trợ của Mỹ".

"Điều này đã được thực hiện sao cho sự thành công trên chiến trường Aleppo không đem lại chiến thắng tương tự trên bàn đàm phán", al-Miqdad nói.

Bình luận về tình hình xung quanh thành phố Idlib của Syria và các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để duy trì kiểm soát khu vực, nhà báo Syria ghi nhận rằng Damascus "không dựa dẫm vào sự đảm bảo của Thổ Nhĩ Kỳ."

"Quân đội Syria vẫn tiếp tục hoạt động của mình tại Idlib và liên tục tiến lên phía trước", ông nói. "Syria đã đưa ra quyết định chính trị-quân sự cuối cùng để giành lại toàn bộ lãnh thổ, bao gồm cả Idlib và các khu vực khác, dưới sự kiểm soát của chính phủ Syria."

Hội nghị Đối thoại Dân tộc Syria được chính thức diễn ra vào ngày 30/1 đã tập hợp nhiều nhóm chính trị, sắc tộc và tôn giáo khác nhau của Syria, bao gồm cả các phe ủng hộ chính phủ và các lực lượng đối lập để tìm kiếm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại trong tuyên bố chính thức rằng chỉ có người dân Syria có thể xác định tương lai của đất nước.

Theo Sputnik

TIN LIÊN QUAN
IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam
IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 8/5, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục IDP (Việt Nam), đơn vị đồng sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam.
"Những bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" được UNESCO ghi danh
"Những bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" được UNESCO ghi danh
(Ngày Nay) - Ngày 8/5/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu
Ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu
(Ngày Nay) - Ngày 8/5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.
Vẻ đẹp trường tồn của bộ Cửu đỉnh tại sân Thế Tổ Miếu, Đại Nội Huế.
Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới của UNESCO
(Ngày Nay) - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, ngày 8/5, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế đã được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới đạt số phiếu 23/23 nước tham gia. Đây là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.
Nga phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng
Nga phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng
(Ngày Nay) - Tổng Giám đốc Roscosmos khẳng định các chuyên gia, kỹ sư, nhà khoa học Nga đã bắt tay vào việc phát triển nhà máy điện hạt nhân, được dự định sẽ đưa lên Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.
Mitsubishi hưởng lợi từ nhu cầu năng lượng và quốc phòng
Mitsubishi hưởng lợi từ nhu cầu năng lượng và quốc phòng
(Ngày Nay) - Hôm thứ Tư, công ty sản xuất công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) đã công bố doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong năm tài khóa 2023, đánh dấu bước tiến lớn trong việc chuyển đổi sang sử dụng hydro thay vì than đá và khí tự nhiên, với cương vị là nhà sản xuất tuabin khí lớn nhất thế giới.