Sự thật ít người biết về trùm phát xít Đức Hitler

Giáo sư người Đức Peter Fleischmann tuyên bố rằng, ông đã tìm thấy bằng chứng không thể chối cãi chứng minh trùm phát xít Adolf Hitler có “vấn đề” với tinh hoàn bên phải.
Sự thật ít người biết về trùm phát xít Đức Hitler

Ngày 18/12, tờ Telegraph đưa tin, Giáo sư người Đức Peter Fleischmann tuyên bố rằng, ông đã tìm thấy bằng chứng không thể chối cãi chứng minh trùm phát xít Adolf Hitler có “vấn đề” với tinh hoàn bên phải.

Theo vị sử gia này, tuyên bố của ông về bệnh lý của Hitler được lý giải bởi tập hồ sơ y tế của trùm phát xít được trưng bày trong cuộc đấu giá vào năm 2010 và sau đó đã được Chính quyền bang Bayern đưa đi nghiên cứu.

Hồ sơ y tế mà Giáo sư Fleischmann nhắc đến đó chính là báo cáo của bác sỹ Joseph Steiner Bryn, người đã làm việc trong nhà tù mà Hitler bị giam cầm vào năm 1923 sau cuộc “Đảo chính nhà hàng bia”*.

Sự thật ít người biết về trùm phát xít Đức Hitler ảnh 1

Trùm phát xít Adolf Hitler.

Báo cáo nêu rõ, người đứng đầu Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội (gọi tắt là Đức Quốc xã) mặc dù có sức khỏe rất tốt nhưng gặp vấn đề với tinh hoàn bên phải.

Telegraph phân tích, điều này có thể hoàn toàn chính xác bởi nó giải thích cho việc tại sao Hitler không có con.

Thực ra, thông tin Hitler bị mất một bên tinh hoàn không có gì mới, tuy nhiên đây là tuyên bố đầu tiên của một giáo sư uy tín người Đức khẳng định điều này.

Trước đó, có thông tin cho rằng, một bên tinh hoàn của Hitler bị mất do mảnh bom văng trúng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Johan Jambor, một cựu chiến binh Đức, đã tiết lộ bí mật nói trên với linh mục Franciszek Pawlar trong một lần xưng tội và vị này đã ghi lại những gì ông nghe được trong một cuốn sổ tay. Tuy nhiên, nguồn tin của báo "Sự thật" (Nga) không nói rõ tại sao đến bây giờ, 23 năm sau khi Johan Jambor qua đời (Johan chết năm 1985), tài liệu của linh mục Pawlar mới được đưa ra ánh sáng.

Cuốn sổ tay của linh mục Pawlar viết: “Chuyện này xảy ra năm 1916 trong trận đánh sông Somme (đây là trận đánh lớn nhất hồi thế chiến thứ I trên lãnh thổ Pháp với hơn 1,5 triệu người chết và bị thương giữa quân đồng minh và quân Đức).

Johan và đồng đội đi thu gom thương binh. Johan Jambor nhớ rõ trong số này có Adolf Hitler. Người ta gọi ông ta là “thằng lớn họng” bởi vì ông ta la hét om sòm, luôn miệng kêu “cứu tôi với”. Bụng và chân ông ta đầy máu me. Hitler bị thương ở bụng và bị đạn xén mất một viên tinh hoàn. Khi gặp bác sĩ, Hitler hỏi liền: “Tôi có thể có con không?”.

Khi Hitler lên nắm chính quyền, Johan Jambor nói đêm nào cũng thấy ác mộng. Ông ta cảm thấy mình có lỗi quá lớn vì đã cứu sống một nhà độc tài giết hại hàng triệu người vô tội.

Các chuyên gia y tế cho biết với sự phát hiện này có thể hiểu rõ thêm về tình trạng sức khỏe tâm thần của lãnh tụ Đức quốc xã. Có thể, việc mất một tinh hoàn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm thần của Hitler.

Sự thật ít người biết về trùm phát xít Đức Hitler ảnh 2

Theo thông lệ, những người bị thương ở bộ phận tinh hoàn hay bị stress nặng. Điều này dẫn đến mặc cảm tự ti. Thật ra, theo giới chuyên môn, mất một viên tinh hoàn không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của người đàn ông. Một viên tinh hoàn cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ của nó.

Trường hợp của Hitler là ông ta bị ám ảnh bởi vết thương cho nên quá lo lắng về mặt sinh lý. Một trong những biểu hiện của sự lo lắng đó là ông ta có thói quen chắp tay che vùng hạ bộ khi đứng trước đám đông. Các nhà tâm lý học cho rằng cử chỉ đó biểu hiện cảm giác bất an của nhà độc tài về chức năng truyền giống.

* “Đảo chính nhà hàng bia” hay Đảo chính Hitler-Ludendorff là cụm từ mà sử gia gọi biến cố xảy ra ngày 8/11/1923 do Adolf Hitler điều động Đảng Đức Quốc Xã gây ra, nhằm lật đổ chính quyền bang Bayern, từ đó dự định tiếp tục lật đổ chính phủ Cộng hòa Weimar.

Nguyễn Hoàng

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.