Sự trở lại của những cái bắt tay

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một trong những điểm nhấn nổi bật nhất từ ​​hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ vừa qua chính là cái bắt tay giữa hai vị Tổng thống - một khoảnh khắc hữu nghị đã bị bỏ quên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Sự trở lại của những cái bắt tay

Một vài ngày trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo G7 vẫn chỉ chào nhau qua việc chạm khuỷu tay và giữ khoảng cách 2 m tại các sự kiện ngoài trời.

Tại Mỹ, hầu hết các hạn chế đã được dỡ bỏ và những người được tiêm chủng đầy đủ không còn phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Các quy tắc giãn cách xã hội phần lớn đã đi vào dĩ vãng, và hoạt động đi lại nội địa cũng đã trở lại.

Nhưng nhiều người Mỹ vẫn chưa thể làm quen với trạng thái bình thường mới, hành động đeo khẩu trang vẫn được khuyến khích ở nhiều cửa hàng và văn phòng, bạn bè hay người thân vẫn chào nhau bằng một cái vẫy tay ngắn ngủi và những cái bắt tay được đưa ra một cách thận trọng.

Jesse Green - một kỹ thuật viên điện thoại ở New York, cho biết anh sẽ từ chối bắt tay với khách hàng, nhưng sẽ không ngại bắt tay với những người mình biết hoặc những người đã được tiêm phòng.

“Vì đại dịch, mọi người trở nên cẩn trọng hơn trước những cái bắt tay", Green nói.

William Martin, một luật sư 68 tuổi, cho biết ông sẽ không bắt tay bất cứ ai, dù đã được tiêm vaccine hay chưa, cho đến khi tình hình trở nên an toàn.

"Đó là điều không cần bàn cãi. Và định nghĩa an toàn đối với tôi không chỉ được đưa ra bởi một vài chính phủ", ông Martin tuyên bố.

Một số công ty và tổ chức của Mỹ đang sử dụng vòng tay có màu sắc để cho phép nhân viên, khách hàng hoặc du khách báo hiệu sự cởi mở khi tiếp xúc: đỏ, vàng hoặc xanh lá cây, từ thận trọng nhất đến thoải mái nhất.

Những cái ôm nhìn chung vẫn là hành vi vượt quá giới hạn trong khi hôn má, vốn chưa bao giờ phổ biến ở Mỹ, hầu như là điều không tưởng đối với hầu hết mọi người.

Giáo sư Jack Caravanos từ Trường Y tế Công cộng Toàn cầu thuộc Đại học New York, cho biết sự cảnh giác của những cái bắt tay không hoàn toàn phù hợp với bằng chứng khoa học.

“SARS-CoV-2 lây truyền kém khi tiếp xúc bề mặt và về cơ bản là một loại virus trong không khí, vì vậy cơ sở khoa học cho việc không bắt tay vẫn cần phải được bàn luận", ông Caravanos nói. "Tuy nhiên, cảm cúm và một loạt các bệnh truyền nhiễm khác lây truyền qua đường tiếp xúc, do đó việc loại bỏ bắt tay nhìn chung sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng".

Dựa vào những lợi ích sức khỏe cộng đồng, nhiều chuyên gia y tế cho rằng việc khai tử những cái bắt tay không phải điều tồi tệ.

“Thành thật mà nói tôi không nghĩ chúng ta nên bắt tay nhau một lần nữa”, cố vấn về đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng Anthony Fauci cho biết.

Bắt tay vốn là một nghi lễ được người lớn dạy cho trẻ em, nhưng sau hơn một năm đại dịch COVID-19 hoành hành, nhiều khả năng thói quen xã giao này sẽ bị mai một khi người lớn không khuyến khích trẻ em làm vậy nữa.

Các hình thức chào hỏi khác như vẫy tay, chạm nắm đấm hoặc chắp tay có thể trở nên phổ biến so với một cái bắt tay đầy "nam tính".

"Nhưng rất nhiều thứ sẽ mất đi nếu chúng ta không bắt tay nhau nữa", bà Patricia Napier-Fitzpatrick, người sáng lập Trường nghi thức xã giao tại New York, chỉ ra. "Bạn có thể nói rất nhiều điều về một người qua cái bắt tay của họ. Đó là một phần của ngôn ngữ cơ thể. Khi bạn chạm vào ai đó, bạn cho thấy mình tin tưởng người đó".

Theo AFP
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).