Sức khỏe con người thay đổi thế nào sau một năm sống trên vũ trụ?

Kết quả dự án có tên là "Sinh Đôi", một nghiên cứu thu hút rất nhiều sự chú ý của giới khoa học và truyền thông mấy năm trở lại đây của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa được công bố ngày 11/4: Đó là sức khỏe con người gần như được bảo toàn sau một năm sống trên vũ trụ.
Phi hành gia Scott Kelly (phải) và anh trai sinh đôi của ông, cựu phi hành gia Mark Kelly. Ảnh: nasa.gov
Phi hành gia Scott Kelly (phải) và anh trai sinh đôi của ông, cựu phi hành gia Mark Kelly. Ảnh: nasa.gov

Theo phóng viên TTXVN tại New York, đây là dự án nghiên cứu hai anh em sinh đôi Scott Kelly và Mark Kelly, cùng là nhà du hành vũ trụ. Theo đó Scott đã thử nghiệm một năm sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để xem cơ thể và sức khỏe của ông thay đổi như thế nào so với người anh em song sinh của mình là Mark sống ở Trái đất.

Theo thông tin của trang Gizmodo chuyên về khoa học công nghệ và khoa học viễn tưởng của Mỹ, NASA cho biết một năm sống trên ISS trong khoảng thời gian 2015-2016 đã khiến nhà du hành Scott Kelly thay đổi về gien và trọng lượng so với người anh em song sinh Mark Kelly. Cụ thể, những thay đổi có thể nhận thấy ở nhà du hành Scott là động mạch cảnh dày lên, biểu hiện gien thay đổi, võng mạc dày lên và cả khả năng nhận thức cũng khác trước. 

Tuy nhiên, hầu hết những thay đổi đó lại trở về bình thường khi ông trở về Trái đất và kết quả nghiên cứu cho thấy sức khỏe con người hầu như được bảo toàn trong thời gian một năm ngoài không gian vũ trụ. 

Kết quả của nghiên cứu được tiến hành bởi 10 nhóm các nhà khoa học từ 12 trường đại học khác nhau này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học chuyên ngành Science (Khoa học). Các dữ liệu thu được từ nghiên cứu gồm số liệu đo các chỉ số về nhận thức, sinh lý học và các mẫu máu, huyết tương, nước tiểu ….

Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cũng chỉ phản ánh cụ thể trường hợp của anh em nhà Kelly và không thể khái quát hóa là kết quả đối với tất cả các nhà du hành vũ trụ khác. Hơn nữa khi sống ở ISS, nhà du hành Scott Kelly vẫn được từ trường Trái đất bảo vệ và chưa bị tiếp xúc sâu với phóng xạ vũ trụ. 
Ông J.D. Polk, người phụ trách y tế tại trụ sở NASA cho rằng nghiên cứu này là một bước quan trọng nhằm tìm ra những loại thuốc phù hợp để giup các nhà du hành giữ được thể trạng khỏe mạnh trong các chuyến thám hiểm vũ trụ dài ngày, nhất là khi NASA sẽ còn có nhiều chuyến du hành lên mặt Trăng và tới Sao Hỏa.

Những thay đổi đối với Scott so với chính ông khi ở Trái đất và so với người anh em sinh đôi của ông sống ở Trái đất giúp chúng ta hiểu được những chuyến du hành vũ trụ dài ngày ảnh hưởng tới cơ thể con người như thế nào. Theo nhóm nghiên cứu, mắt của Scott xuất hiện dây thần kinh võng mạc dày hơn sau vài tháng – một hiện tượng cũng xảy ra với một số các nhà du hành trở về từ những chuyến thám hiểm dài ngày nhưng không phải tất cả đều bị như vậy. Thay đổi đó có thể do nguyên nhân vi trọng lực của vũ trụ nhưng các nhà khoa học cũng cho rằng gien di truyền đóng một phần vai trò trong việc nhà du hành có dễ bi ảnh hưởng bởi các thay đổi hay không. 

Một trong các nhà khoa học tham gia dự án nghiên cứu, bà Susan Bailey, thuộc Đại học bang Colorado cũng bác lại những ý kiến cho rằng du hành tới vũ trụ là tới được nơi suối nguồn tươi trẻ hay những ý kiến tưởng rằng con người có thể sống lâu hơn trong môi trường vũ trụ. Tuy nhiên, mặc dù sức khỏe của ông Scott Kelly hầu như không thay đổi khi trở lại Trái đất thì những chức năng não bộ của ông như khả năng suy xét chính xác và tinh nhanh lại bị giảm một cách rõ rệt, kể cả khi ông đã trở về trái đất được 6 tháng. 

Giáo sư tâm thần học Mathias Basner  thuộc Đại học Pennsylvania cho rằng đó có thể là do ảnh hưởng của việc phải thích nghi trở lại với lực hút Trái đất và chính nhà du hành Scott Kelly cũng phàn nàn về việc ông phải tập đi lại bình thường. Hơn nữa lịch làm việc quá bận rộn sau chuyến du hành trở về cũng có thể là một phần nguyên nhân. 

NASA cho biết dự án nghiên cứu hai nhà du hành sinh đôi này mới chỉ là khởi đầu chương trình nghiên cứu sức khỏe con người khi sống trong vũ trụ và trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu khác với nhiều nhà du hành vũ trụ khác nhau để có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn nữa về những ảnh hưởng của không gian vũ trụ lên thể trạng và sức khỏe của con người. 

Theo TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.