Tái tạo não khủng long nhờ kỹ thuật số

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Các nhà khoa học của Vương quốc Anh đã xây dựng lại bộ não của một con khủng long bằng kỹ thuật số, tiết lộ những hiểu biết "đáng ngạc nhiên" về chế độ ăn uống và hành vi của nó.

Loài khủng long Thecodontosaurus.
Loài khủng long Thecodontosaurus.

Bằng cách sử dụng các kỹ thuật tạo mô hình 3D và hình ảnh tiên tiến, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol đã "xây dựng lại" bộ não của Thecodontosaurus, một loài khủng long từng sinh sống trên đảo Anh cách đây khoảng 205 triệu năm.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng không giống như họ hàng ăn thực vật của nó là Candidocus và Brontosaurus, Thecodontosaurus có thể ăn thịt và đi bằng hai chân.

Antonio Ballell, một nghiên cứu sinh tại Trường Khoa học Trái đất của Đại học Bristol, cho biết: “Phân tích của chúng tôi về bộ não của Thecodontosaurus đã phát hiện ra nhiều đặc điểm hấp dẫn, một số trong đó khá đáng ngạc nhiên.

Ballell, tác giả chính của nghiên cứu cho biết thêm: “Trong khi các họ hàng sau này của nó di chuyển xung quanh bằng bốn chân một cách thận trọng, phát hiện của chúng tôi cho thấy loài này có thể đã đi bằng hai chân và đôi khi là loài ăn thịt”.

Thecodontosaurus là một loài khủng long có kích thước bằng một con chó lớn và sống vào cuối kỷ Trias.

Hóa thạch lớn của loài khủng long này, còn được gọi là "khủng long Bristol", được phát hiện vào những năm 1800, nhưng các nhà khoa học gần đây mới có thể nghiên cứu chi tiết các mẫu vật mà không cần phá hủy chúng, bằng cách sử dụng các mô hình 3D được tạo ra từ chụp CT.

Các chuyên gia đã trích xuất kỹ thuật số các mẫu xương từ tảng đá, và xác định các chi tiết giải phẫu về não và tai trong của loài khủng long.

“Mặc dù bộ não thực tế đã biến mất từ ​​lâu, phần mềm này cho phép chúng tôi tái tạo lại hình dạng não và tai trong thông qua kích thước của các hốc để lại", Ballell nói.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bộ não của sinh vật này tiết lộ các cấu tạo rất quan trọng cho sự cân bằng, cho thấy rằng loài khủng long này có khả năng di chuyển bằng hai chân.

“Cấu trúc này cũng liên quan đến việc kiểm soát thăng bằng và cử động mắt và cổ, cho thấy Thecodontosaurus tương đối nhanh nhẹn và có thể giữ tầm nhìn ổn định trong khi di chuyển nhanh", Ballell chỉ ra.

Khả năng này cũng có nghĩa là Thecodontosaurus thỉnh thoảng có thể bắt mồi, mặc dù hình thái răng cho thấy thực vật là thành phần chính trong chế độ ăn của chúng. Có thể chúng đã áp dụng thói quen ăn tạp, theo nhận định của nhóm nghiên cứu.

Theo CNN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).