Tâm lý sợ tuổi già cô đơn ở Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Seoul dẫn kết quả cuộc khảo sát công bố ngày 3/6 cho thấy, cứ ba người Hàn Quốc sinh vào những năm 1960 thì có một người nghĩ rằng họ sẽ qua đời trong cô đơn mà không nhận được sự hỗ trợ từ con cái.
Tâm lý sợ tuổi già cô đơn ở Hàn Quốc

Điều này cho thấy mối lo ngại ngày càng tăng của người cao tuổi về sự thay đổi trong động lực gia đình và sự hỗ trợ dành cho cha mẹ già.

Tổ chức Chăm sóc cho mọi người tại Hàn Quốc đã tiến hành cuộc khảo sát với 980 người dân trong độ tuổi từ 55 đến 64, tất cả đều sinh vào những năm 1960. Cuộc khảo sát diễn ra từ ngày 8 - 15/5, trong đó người tham gia sẽ được hỏi về nhận thức và thực tế về việc chăm sóc người già. Theo kết quả, khoảng 30,2% số người được hỏi cho rằng họ sẽ phải trải qua những ngày cuối đời một mình. Mối lo ngại này đặc biệt cao hơn ở những nhóm thu nhập thấp, trong đó có những người kiếm được dưới 2 triệu won (1.453 USD).

Khoảng 89% số những người được hỏi cho biết họ tin rằng cần phải tự chịu trách nhiệm về bản thân nếu về già chứ không phải là trách nhiệm của con cái. Điều này phản ánh sự thay đổi trong thái độ đối với việc chăm sóc người già, trong đó những người sinh vào những năm 1960 tin rằng con cái họ không có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ già.

Theo khảo sát, nhiều người được hỏi cho biết họ hỗ trợ tài chính cho cha mẹ và con cái của mình. Gần 30% số người được hỏi cho biết họ sống với cha mẹ ruột, bố mẹ vợ hoặc chồng chủ yếu vì những đấng sinh thành này cần được chăm sóc về các vấn đề sức khỏe mãn tính. 44% cho biết họ vẫn chu cấp khoản trợ cấp trung bình hằng tháng khoảng 730.000 won (530 USD) cho những người này. Ngoài ra, khoảng 4% số người được hỏi cho biết họ vẫn trợ cấp tài chính cho con cái ở mức trung bình 880.000 won (640 USD) mỗi tháng.

Khi được hỏi về việc nghỉ hưu, chỉ 62% số người được hỏi cho biết họ đã chuẩn bị và mong muốn được hưởng lợi từ chương trình lương hưu của nhà nước.

Chủ tịch Tổ chức Chăm sóc cho mọi người Kim Yong-ik kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc cần đưa ra các chính sách phù hợp dành cho người cao tuổi. Ông cho biết, người Hàn Quốc sinh vào những năm 1960 có quan điểm khác về khái niệm 'dolbom' (chăm sóc) so với các thế hệ trước, do sự khác biệt về văn hóa và kinh tế. Vì vậy, chính sách chăm sóc của chính phủ đối với người cao tuổi cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với đặc điểm riêng và nhu cầu của thế hệ sinh ra hồi những năm 1960.

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024 Võ Quang Phú Đức.
Khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024
(Ngày Nay) - Sáng 16/10, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ Tuyên dương và trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho học sinh Võ Quang Phú Đức (Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc Học Huế), Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024.
Chú Samoyed 2 tuổi tên OK, có một “công việc” bán thời gian tại một quán cà phê dành cho chó. Ảnh: Jane Xue/CNN
Công việc thú vị của những “công dân” bốn chân tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Ở Trung Quốc, thú cưng không chỉ là bạn đồng hành mà còn có thể trở thành những “nhân viên” chính thức tại các quán cà phê. Xu hướng thú vị này đang ngày càng phổ biến, khi các chủ nuôi gửi thú cưng của mình đến “làm việc” để trải nghiệm một cuộc sống mới và kiếm thêm chút “tiền tiêu vặt”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long
(Ngày Nay) - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và xác định người dân phải là chủ thể trong triển khai Đề án.