Ông Bolsonaro, một cựu đại úy quân đội sau đó đã rẽ hướng trở thành nhà lập pháp, người công khai ngưỡng mộ chế độ độc tài quân sự Brazil (1964-1985), tuyên bố sẽ tuân thủ các quy tắc dân chủ khi lên nhậm chức Tổng thống.
Trong khi các nhà đầu tư hy vọng quan điểm mở cửa thị trường tự do của ông Bolsonaro sẽ giúp tái tạo nền kinh tế Brazil, các nhà bảo vệ môi trường phe cánh hữu lo rằng ông sẽ đẩy lùi các biện pháp bảo vệ rừng Amazon và nới lỏng kiểm soát súng ở quốc gia có số lượng các vụ án mạng lớn nhất thế giới.
Trong suốt 7 nhiệm kỳ làm nghị sĩ tại Brazil và từng đứng bên rìa các biến đống chính trị, ông Bolsonaro đã bị cuốn vào vòng xoáy quyền lực vào tháng 10 trước sự phẫn nộ của cử tri đối với các đảng phải trong nước, biến ông trở thành Tổng thống cánh hữu đầu tiên của Brazil kể từ thời kỳ độc tài.
Với việc chính phủ và các đảng phái Brazil tỏ ra chậm chạp trong việc giải quyết vụ điều tra tham nhũng lớn nhất trong lịch sử nước này gây bất đồng trong xã hội, cùng với đó là việc các đảng trung dung không còn được tín nhiệm khiến quốc hội Brazil rơi vào trạng thái phân cực.
Sau một cuộc tấn công bằng dao trong chiến dịch tranh cử Tổng thống khiến ông Bolsonaro phải nhập viện trong nhiều tuần, an ninh được thắt chặt cho lễ nhậm chức. Khoảng 10.000 sĩ quan cảnh sát và binh lính đã được triển khai trên đường phố Brasiliaa, khi tân Tổng thống Bolsonaro và vợ diễu hành trên chiếc Rolls-Royce màu trắng.
Tân Tổng thống Bolsonaro diễu hành cùng phu nhân. Ảnh: Skynews |
Các cử tri Brazil hiện đang tỏ ra thiếu kiên nhẫn trước việc ông Bolsonaro thực hiện những lời hứa đầy tham vọng của mình để giải quyết tình trạng tham nhũng và bạo lực, cũng như hồi sinh một nền kinh tế vẫn đang rơi vào thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử.
"Chúng ta có những thách thức lớn trong việc gánh vác những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, đối mặt với sự biến dạng của nhân quyền và sự tan vỡ của các gia đình. Chúng ta phải khẩn trương chấm dứt những quan niệm che giấu tội phạm và trừng phạt cảnh sát", vị tân Tổng thống phát biểu trước đám đông.
Đường lối bảo thủ
Ông Bolsonaro, người đã tuyên thệ trước một phiên họp chung của Quốc hội, kêu gọi các nhà lập pháp giúp ông đưa đất nước thoát khỏi ách tham nhũng, tội phạm, khủng hoảng kinh tế.
Về mặt kinh tế, nhà lãnh đạo hứa sẽ mở cửa thị trường nước ngoài cho Brazil và ban hành các cải cách nhằm giảm thâm hụt ngân sách, đưa ngân sách của chính phủ theo lộ trình bền vững.
Tổng thống Bolsonaro có kế hoạch tái tổ chức Brazil trên phạm vi quốc tế, tránh xa đồng minh là các quốc gia đang phát triển và gần gũi với phương Tây. Trong lễ nhậm chức của ông Bolsonaro còn có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Được ủng hộ bởi các khu vực bảo thủ của Brazil, bao gồm các nhà thờ Kitô giáo, ông Bolsonaro sẽ ngăn chặn các động thái hợp pháp hóa tình trạng phá thai báo động như hiện nay và loại bỏ giáo dục giới tính khỏi các trường công lập.
Khoảng 1/3 nội các của ông Bolsonaro là các cựu sĩ quan quân đội, chủ yếu là các học viên tại học viện Black Kim, tất cả đuề là những người ủng hộ chế độ quân phiệt cũ.
Ông Bolsonaro đã phải đối mặt với cáo buộc kích động hiếp dâm và đưa ra các bình luận khiếm nhã về phụ nữ, đồng tính nam và các chủng tộc thiểu số. Tuy nhiên, những lời hoa mỹ và cam kết duy trì pháp luật cùng kế hoạch nới lỏng kiểm soát súng của ông đã gây được tiếng vang với nhiều cử tri, đặc biệt là ở đất nước có ngành nông nghiệp theo mô hình nông trại đang bùng nổ như Brazil.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Record TV vào đêm trước lễ nhậm chức của mình, ông Bolsonaro đã đả kích chính quyền Brazil quan liêu, khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn và tốn kém. Ông thề sẽ tước đi cái gọi là "Chi phí Brazil" - chính sách gây cản trở các doanh nghiệp tư nhân.
"Cỗ máy chính phủ thực sự rất nặng nề. Có hàng trăm cơ quan quản lý quan liêu trên khắp Brazil. Chúng ta phải gỡ rối mớ hỗn độn này", ông Bolsonaro cho biết.
Tân Tổng thống Bolsonaro thề sẽ đi theo đường lối lãnh đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump và kéo Brazil ra khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu ở Paris đã khiến các nhà bảo vệ môi trường lo lắng. Nhờ vậy, ông có thể triển khai các kế hoạch xây dựng đập thủy điện ở Amazon và khai trương các khu bảo tồn của người thổ dân bản địa.
Các doanh nghiệp Brazil rất háo hức khi thấy Bolsonaro nhậm chức và thành lập một nhóm các nhà kinh tế chính thống do nhà đầu tư ngân hàng Paulo Guedes dẫn đầu, người đã hứa sẽ hành động nhanh chóng trong việc kiểm soát thâm hụt ngân sách không bền vững của Brazil.
Nhà kinh tế Paulo Guedes tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Bolsonaro. Ảnh:CBC |
Ông Guedes có kế hoạch bán càng nhiều công ty nhà nước càng tốt trong một nỗ lực tư nhân hóa mà nhà đầu tư dự báo có thể mang lại tới 1 nghìn tỷ reais (tương đương 257 tỷ USD).
Điều đó sẽ giúp khôi phục trật tự cho ngân sách của chính phủ. Tuy nhiên, biện pháp chính để giảm thâm hụt và ngăn chặn sự gia tăng nguy hiểm của nợ công Brazil sẽ là đại tu hệ thống an sinh xã hội tốn kém.
Cải cách lương hưu sẽ là thách thức lớn nhất của ông Bolsonaro, vì nhà lãnh đạo này chưa có được sự ủng hộ tại Quốc hội, do ông không chọn cách vận động hành lang truyền thống, phương thức đã giúp các Tổng thống Brazil lãnh đạo một quốc gia với gần 210 triệu dân.