Tập đoàn TH xuất khẩu lô sữa đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc

 Lần đầu tiên, sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Sáng nay (22/10), tại Hà Nội, Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 26/4/2019 được tổ chức. Lễ công bố đánh dấu một sự kiện đặc biệt quan trọng đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sữa nói riêng trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản chất lượng cao sang các thị trường tiềm năng, nhất là thị trường Trung Quốc.

Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba; Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, cùng đại diện Lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương; Đại diện Lãnh đạo của các tỉnh, thành phố có các cơ sở chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa để xuất khẩu; Đại diện Lãnh đạo các hội, hiệp hội và các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa xuất khẩu sữa; các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam...

Tập đoàn TH xuất khẩu lô sữa đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc ảnh 1

Lễ ký kết xuất khẩu lô sữa đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc 

Sau hơn 6 tháng, kể từ khi ký kết Nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (ngày 26/4/2019). Đến ngày 16/10/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có Thông báo số 156/2019 chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc; đồng thời, công bố Công ty Cổ phần sữa TH là doanh nghiệp đầu tiên đủ điều kiện được cấp mã số xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm sữa, gồm: sữa tươi tiệt trùng nguyên chất và sữa tươi tiệt trùng bổ sung các hương liệu tự nhiên sang thị trường tiềm năng nhất thế giới.

Ngay tại buổi lễ, Công ty Cổ phần sữa TH cũng đã tiến hành Lễ ký hợp đồng xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên với đối tác là Công ty thương mại Kim Kiều (Vô Tích, Trung Quốc).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, đây là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và  ngành sữa nói riêng trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản chất lượng cao sang các thị trường tiềm năng; nhất là thị trường Trung Quốc.

Việc Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam cho thấy ngành sữa của Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới. Doanh nghiệp sản xuất sữa đã xây dựng được các mô hình trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản xuất và quản trị, khép kín từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch, bảo đảm các sản phẩm sữa sản xuất ra hoàn toàn đáp ứng các quy chuẩn, quy định khắt khe của thị trường Trung Quốc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những nỗ lực rất lớn của cộng đồng các doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần sữa TH nói riêng trong việc khẩn trương triển khai các nội dung của Nghị định thư để có thể xuất khẩu lô sữa đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ngay trong tháng 10/2019; mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam không chỉ đối với thị trường Trung Quốc mà còn đối với nhiều thị trường tiềm năng khác, như: Nhật, Canada, Úc, Mỹ, Thái Lan…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi bò sữa tăng cường đầu tư, phát triển đàn bò sữa để tạo nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước ngày càng nhiều hơn nữa nhằm khai thác tiềm năng, cơ hội thị trường Trung Quốc mà Nghị định thư đã mở ra.

Hiện nay, 100% các trang trại chăn nuôi bò sữa của các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc đều được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, lấy mẫu giám sát các bệnh theo quy định tại Nghị định thư, quy định của OIE và của Việt Nam.

Một số doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Thú y với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và doanh nghiệp về việc “Xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để xuất khẩu, giai đoạn từ năm 2019 – 2022” nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn bò sữa của cơ sở chăn nuôi bò sữa. Dự kiến đến tháng 12/2022, sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị OIE đánh giá, công nhận vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh.

Cùng với mặt hàng sữa, thời gian vừa qua, đã có 9 loại trái cây của Việt Nam gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt đã xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đàm phán để phía Trung Quốc cho phép nhập khẩu thạch đen, khoai lang, tổ yến và 7 loại trái cây khác (sầu riêng, na, bưởi, chanh leo, dừa...) xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.