Tàu vũ trụ của Ấn Độ 'chết thảm' trên Mặt trăng, nhưng xác tàu ở đâu cũng không ai biết

Tháng 7/2019, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã thực hiện chiến dịch nghiên cứu thăm dò Mặt trăng thứ 2 trong lịch sử của mình. Họ phóng con tàu thăm dò Chandrayaan-2, kèm theo tàu đổ bộ Vikram.
NASA cho biết, các dấu vết của tàu Vikram hoàn toàn không xuất hiện.
NASA cho biết, các dấu vết của tàu Vikram hoàn toàn không xuất hiện.

Tuy nhiên đến tháng 9 vừa qua, các chuyên gia xác nhận rằng tàu đổ bộ Vikram đã bị lệch khỏi quỹ đạo, rơi thẳng xuống bề mặt vệ tinh 4 tỉ năm tuổi. Theo tính toán, địa điểm rơi của Vikram nằm cách cực Nam của Mặt trăng - nơi vốn chưa được ai khai phá.

Vấn đề nằm ở chỗ, đến giờ phút này NASA vẫn chưa thể tìm ra dấu vết của Vikram.

Được biết, NASA đã cố gắng hỗ trợ Ấn Độ truy tìm Vikram ngay từ thời điểm cú rơi được xác nhận. Nhưng sau khi sử dụng các hình ảnh từ cơ quan vũ trụ LRO (Tàu trinh sát Mặt trăng) đến lần thứ 2, những gì NASA nhận lại vẫn là... tay trắng. So sánh những bức hình trước và sau khi cú rơi xảy ra, NASA cho biết các dấu vết hoàn toàn không xuất hiện.

Hồi tháng 9, những bức hình do LRO cung cấp đã không mang lại kết quả gì. Tuy nhiên đó là thời điểm ánh sáng tại khu vực ấy không tốt, nên các phần tối vẫn chiếm diện tích lớn. Lần thăm dò mới vào tháng 10 này ánh sáng có phần tốt hơn, nhưng mọi chuyện cũng không khá hơn.

"Có khả năng Vikram đã rơi xuống vùng tối của Mặt trăng, hoặc lọt ra ngoài vùng kiểm tra của chúng tôi" - John Keller, giám đốc dự án của LRO cho biết.

"Địa điểm ấy nằm ở vĩ độ thấp - khoảng 70 độ về phía nam, nên bóng tối ở đó không bao giờ biến mất hoàn toàn".

Keller cho biết thêm cũng có khả năng họ chưa tìm đúng địa điểm. ISRO xác nhận rằng đó là một cú rơi "kinh khủng", họ mất liên lạc hoàn toàn với tàu đổ bộ Vikram vào thời điểm đó, và nhiệt độ ở vùng tối của Mặt trăng chắc chắn là án tử cho bất kỳ cỗ máy nào do con người chế tạo.

Đầu năm 2019, cũng có một tàu đổ bộ khác của Israel gặp số phận tương tự Vikram, nhưng may mắn đã được tìm thấy. Còn với con tàu của Ấn Độ thì... hãy đợi thời gian trả lời thôi.

Theo khoahoc.tv
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.