Tê giác quý hiếm lần đầu ra đời nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo

(Ngày Nay) - Theo thông tin từ Sở thú Miami của Mỹ, con tê giác sơ sinh là cá thể đầu tiên của loài ra đời nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Tê giác quý hiếm lần đầu ra đời nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo

Tê giác con dù chưa rõ giới tính, được sinh ra vào thứ Ba và là con đầu lòng của Akuti - một con tê giác Ấn Độ 7 tuổi. Các nhân viên sở thú cho biết tình trạng của 2 mẹ con vẫn ổn và đang được theo dõi chặt chẽ.

"Các nhân viên vẫn chưa thể kiểm tra con non do tê giác mẹ luôn hết sức cảnh giác sau khi sinh. Điều quan trọng là cả hai mẹ con đều có tương tác tốt với nhau, đây có thể là một thách thức cho bà mẹ trẻ này", Sở thú Miami cho biết.

Đây là một chiến thắng lớn cho công cuộc bảo tồn tê giác Ấn Độ, bởi loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn trộm. Chỉ còn khoảng 3.500 con tê giác Ấn Độ trên toàn thế giới, theo Tổ chức Tê giác Quốc tế. Thời kỳ mang thai của tê giác Ấn Độ là từ 15-16 tháng và "các bà mẹ" chỉ sinh một con trong vòng 2-3 năm.

Tê giác mẹ Akuti và cha Suru (18 tuổi), đều được sinh ra tại Sở thú San Diego, Akuti (có nghĩa là "Công chúa" trong tiếng Hindi), đã đến Sở thú Miami vào năm 2016. Trong khi Suru (có nghĩa là "Khởi đầu" trong tiếng Bengal), đã tới đây từ năm 2003. Sau nhiều nỗ lực không thành công trong nhân giống tự nhiên, một nhóm chuyên gia đã bắt đầu quá trình thụ tinh nhân tạo cho Akuti vào tháng 1 năm 2018.

"Việc sinh nở rất hiếm này không chỉ có ý nghĩa đối với Sở thú Miami, mà nó còn cực kỳ quan trọng đối với những nỗ lực nhằm duy trì số lượng của tê giác Ấn Độ dưới sự chăm sóc của con người", Sở thú Miami tuyên bố.

Bình luận
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế đầy đủ. Ảnh: VGP/HM.
Tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi
(Ngày Nay) - Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.