Tết cổ truyền thích ứng với dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều hoạt động văn hoá dịp Tết đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến, để thích nghi với tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt hiện nay
(Ảnh: Báo Văn hoá)
(Ảnh: Báo Văn hoá)

Năm nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên dù nhiều nơi đón khách tham quan, trải nghiệm nhưng lượng khách vẫn hạn chế. Để kịp thời giới thiệu các hoạt động văn hóa Tết Nguyên đán đến với đông đảo nhân dân, nhiều đơn vị tổ chức đã linh hoạt triển khai nhiều hình thức mới như tổ chức trực tuyến hoặc tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Trong khi các di tích chưa được mở cửa đón khách, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã thể nghiệm thực hành nghi lễ cung đình "Tiến lịch đón Xuân sang" và các hoạt đông khác, sau đó trưng bày online trên website: www.hoangthanhthanglong.vn và trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn. Tương tự, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội và Hồ Hoàn Kiếm tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ chương trình "Tết Việt – Tết Phố Xuân Nhâm Dần 2022", đồng thời, được đăng tải trên nền tảng kỹ thuật số (livestream) tại kênh truyền thông chính thức trên fanpage "Phố cổ Hà Nội", webiste hoankiem360.vn.

Tết cổ truyền thích ứng với dịch bệnh ảnh 1
Triển lãm tranh hổ trong chương trình "Tết Việt - Tết Phố Xuân Nhâm Dần 2022". (Ảnh: Đài Thanh)

"Hội chữ Xuân" năm mới Nhâm Dần sẽ được tổ chức online để đáp ứng nhu cầu du Xuân xin chữ đầu năm của người dân, vừa đảm bảo quy định phòng dịch vừa lan tỏa được giá trị văn hóa đến mọi người. Đáng lưu ý, các ông đồ sẽ tương tác với người nhận chữ trên nền tảng zoom. Qua đó, sự tương tác và ước nguyện nhận chữ của người dân vẫn được thực hiện tốt và chạm tới cảm xúc người cho và nhận chữ qua từng nét bút mực tàu, giấy đỏ.

Tết cổ truyền thích ứng với dịch bệnh ảnh 2

Hoạt động Ông đồ cho chữ ở Hội chữ Xuân năm nay sẽ không diễn ra tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám như thường lệ mà được tổ chức online. (Ảnh: Báo Văn hoá)

Khẳng định do điều kiện dịch bệnh nên khi tổ chức các hoạt động văn hóa không thể tập trung đông người, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết, việc tổ chức các chương trình trực tuyến là rất phù hợp. Hình thức này cũng giúp mọi người hình dung được những phong tục tập quán dịp Tết Nguyên đán của Việt Nam. Ông đã xem các chương trình trực tuyến và nhận thấy nội dung chuyển tải rất phong phú. Hơn nữa, qua hình thức trực tuyến, không chỉ người dân trong nước và khách quốc tế cũng có thể xem và hiểu hơn về văn hóa Việt Nam.

Theo ghi nhận của Ban tổ chức các hoạt động văn hóa, đông đảo người dân và du khách đã tham gia trải nghiệm Tết qua hình thức trực tuyến. Hình thức này tiếp tục được duy trì, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa truyền thống dịp Tết Nguyên đán trong thời điểm dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Ngay cả khi các di tích được đón khách đến trải nghiệm thực tế thì hình thức trực tuyến cũng tăng thêm cơ hội lựa chọn cho khách.

Ngoài ra, dù chưa đón khách tham quan, nhưng một số điểm di sản vẫn duy trì các hoạt động để phục vụ công chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể kể tới hoạt động tái hiện các nghi lễ cung đình "Tiến lịch đón Xuân sang" tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình "Tết Việt – Tết phố Xuân Nhâm Dần 2002" tại Phố cổ Hà Nội, các hoạt động văn hóa tại Không gian bích họa phố Phùng Hưng... Đặc biệt, tại Làng cổ Đường Lâm diễn ra hoạt động "Tết xứ Đoài" thực sự ấn tượng, tái hiện lại những phong tục, tập quán Tết nguyên đán. Tết xứ Đoài với các hoạt động truyền thống như: Trải nghiệm không gian chợ Tết, gói bánh chưng, viết thư pháp, trò chơi dân gian, làm các loại kẹo... khiến du khách, trong đó có nhiều đại sứ, đại diện các tổ chức nước ngoài thích thú.

TIN LIÊN QUAN
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.