Thái tử nối ngôi Quốc vương Thái Lan là ai?

(Ngày Nay) - Sau khi Quốc vương Thái Lan băng hà, Thái tử Maha Vajiralongkorn là người kế vị theo luật định nhưng dân chúng nước này đang lo ngại bởi tính cách có phần khác thường của ông.
Thái tử Maha Vajiralongkorn. Ảnh: Reuters
Thái tử Maha Vajiralongkorn. Ảnh: Reuters

Chiều 13/10, Hoàng cung Thái Lan thông báo Quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà ở tuổi 88.

Quốc hội Thái Lan kết thúc phiên họp đặc biệt vào tối 13/10 mà không tuyên bố người thừa kế ngôi vị, Thái tử Maha Vajiralongkorn, lên nối ngôi, theo Reuters. Mục 23 của Hiến pháp Thái Lan năm 2007 quy định khi ngai vàng bỏ trống và Quốc vương đã chỉ định người thừa kế ngôi vị theo Luật kế vị hoàng cung năm 1924, nội các phải thông báo cho chủ tịch quốc hội để triệu tập cuộc họp ghi nhận sự kế vị này. Sau đó, chủ tịch quốc hội sẽ mời người kế vị, tức Thái tử Maha Vajiralongkorn, lên nối ngôi và chính thức tuyên bố ông trở thành quốc vương.

Phát biểu với phóng viên tối cùng ngày, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết, việc bổ nhiệm người kế vị sẽ tuyên bố sau. Ông nói: "Chúng ta hãy chờ một thời gian thích hợp". Ông cũng thêm rằng Thái tử Maha Vajiralongkorn đã yêu cầu cho ông thời gian để tang Quốc vương cùng với người dân cả nước.

Sinh năm 1952, Thái tử Maha Vajiralongkorn là con thứ hai và cũng là con trai duy nhất trong 4 người con của Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit. Năm 1972, Quốc vương Adulyadej sắc phong Vajiralongkorn tước hiệu Thái tử, xác lập ngôi vị thừa kế ngai vàng.

Binh nghiệp

Sau khi hoàn tất chương trình tiểu học ở Thái Lan, Vajiralongkorn được đưa sang học các trường tư thục tại Anh và Australia. Tiếp đó, ông theo học tại Đại học Quân sự Hoàng gia Australia ở Canberra từ năm 1972 - 1976. Ông tiếp tục học tại Trường Chỉ huy Tham mưu của Lục quân Hoàng gia Thái Lan và tốt nghiệp năm 1978.

Bên cạnh đó, ông còn lấy bằng cử nhân luật tại Đại học Sukhothai Thammatirat ở Bangkok vào năm 1987. Năm 1990, ông theo học Trường Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Hoàng gia Anh. Thái tử Vajiralongkorn cũng tham gia nhiều khóa huấn luyện quân sự ở Australia, Mỹ, bao gồm huấn luyện bay, nhảy dù, tác chiến đặc biệt, sử dụng vũ khí hạng nhẹ và các loại vũ khí khác trong chiến tranh hiện đại.

Kể từ năm 1975, ông theo con đường sĩ quan chuyên nghiệp trong quân đội hoàng gia với vai trò sĩ quan tham mưu tại Cơ quan Tình báo Quân đội Thái Lan. Năm 1978, ông trở thành người đứng đầu Tiểu đoàn cận vệ của Quốc vương.

Ông cũng là phi công máy bay quân sự và máy bay trực thăng. Mặc dù binh nghiệp được xem như con đường phát triển phổ biến của các thái tử trên thế giới, Vajiralongkorn là trường hợp đặc biệt trong số những thái tử hiện nay bởi ông rất tích cực tham gia các hoạt động của quân đội. Tuy nhiên, những năm gần đây, vai trò của ông trong quân đội chủ yếu mang tính hình thức. Ông đang giữ hàm tướng trong Lục quân Hoàng gia Thái Lan, hàm đô đốc trong Hải quân Hoàng gia và hàm thượng tướng trong Không quân Hoàng gia.

Ba lần ly dị

Thái tử nối ngôi Quốc vương Thái Lan là ai? ảnh 1Thái tử Maha Vajiralongkorn và vương phi Srirasmi Suwadee vào năm 2006 khi chưa ly dị nhau. Ảnh: Reuters

Thái tử Vajiralongkorn có đến ba người vợ và đều đã ly dị. Theo trangroyalcentral.co.uk, năm 1977, Vajiralongkorn cưới Soamsawali Kitiyakara, một người em họ về phía đằng mẹ ông. Họ có với nhau một con gái là Công chúa Bajrakitiyabha. Vào cuối thập niên 1970, Thái tử Vajiralongkorn sống chung với nữ diễn viên Yuvadhida Polpraserth dù chưa ly dị người vợ đầu.

Năm 1993, hai người ly dị. Một năm sau, Vajiralongkorn kết hôn với Polpraserth. Cho đến lúc bấy giờ, Vajiralongkorn và Polpraserth đã có 5 người con, 4 trai, một gái. Năm 1996, Vajiralongkorn cáo buộc Polpraserth ngoại tình khi cô và các con bỏ trốn sang Anh rồi sau đó qua Mỹ. Họ ly dị ngay trong năm 1996. Thái tử Vajiralongkorn đưa một người con gái của ông với Polpraserth về Thái Lan và sắc phong tước hiệu công chúa. Tất cả 4 người con còn lại đều bị hủy tước hiệu hoàng tộc.

Năm 2001, Vajiralongkorn kết hôn lần thứ ba với Srirasmi Suwadee, một thường dân làm nữ hầu cho ông từ năm 1992. Cuộc hôn nhân này được giữ kín cho đến năm 2005 khi Suwadee sinh hạ con trai và được sắc phong danh hiệu vương phi. Tuy nhiên, đến năm 2014, Thái tử Vajiralongkorn yêu cầu Bộ Nội vụ tước bỏ họ hoàng tộc Akharaphongpreecha đã ban cho gia đình nhà vợ vì một số bà con bên vợ vướng cáo buộc tham nhũng.

Cũng trong năm đó, vương phi Suwadee bị thu hồi tước hiệu và họ hoàng tộc, đồng thời ly hôn với Vajiralongkorn.

Lo ngại

Thái tử nối ngôi Quốc vương Thái Lan là ai? ảnh 2Từ trái sang: Quốc vương Bhumibol Adulyadej, Thái tử Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu  Sirikit vào năm 1999. Ảnh: AFP

Bình luận viên Juliana Rose Pignataro của International Business Timesnhận xét Thái tử Maha Vajiralongkorn không được dân chúng yêu mến giống như cha mình. Họ lo ngại phong cách khác thường và khó đoán của ông sẽ gây tổn hại cho đất nước.

Năm 2007, một đoạn video xuất hiện trên mạng cho thấy Srirasmi Suwadee, người vợ thứ ba của Vajiralongkorn, để ngực trần khi đang cùng chồng ăn tối. Một số hình ảnh do báo Bild của Đức đăng tải hồi tháng 7 cho thấy một người đàn ông, được cho là Thái tử Vajiralongkorn, mặc chiếc quần bò cạp trễ cùng áo crop top màu trắng với tấm lưng phủ kín hình xăm giả, tay bế một con chó, xuất hiện tại sân bay Đức. Cảnh sát Thái Lan cho rằng những bức ảnh này đã bị chỉnh sửa.

Sở thích cá nhân khác thường của Thái tử Vajiralongkorn không phải lý do duy nhất khiến dân chúng Thái Lan thiếu tin tưởng vào ông. Mối quan hệ gần gũi giữa ông với cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra từ lâu đã bị dư luận Thái Lan quan sát kỹ.

Mặc dù quân đội là lực lượng quyền lực nhất trên chính trường Thái Lan, người Thái có lý do chính đáng để lo ngại về ngai vàng trong tương lai. Quốc vương Bhumibol Adulyadej duy trì quyền lực và tính hợp pháp bằng cách ủng hộ các cuộc đảo chính thường xuyên do quân đội tiến hành. Trong suốt 70 năm trị vì, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã chứng kiến 17 cuộc đảo chính. Người dân Thái Lan lo lắng việc trao ngôi báu cho Thái tử Vajiralongkorn có thể gây ra biến động lớn cho một hệ thống chính trị vốn đã thiếu vắng sự ổn định.

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.