Thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng cao kỷ lục trong quý đầu của tài khóa 2021

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 13/1, Bộ Tài chính Mỹ cho biết thâm hụt ngân sách nước này đã tăng vọt tới 61% trong 3 tháng đầu tiên của tài khóa 2021, tức quý IV/2020, do tổng chi ngân sách vẫn ở mức cao trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu với báo giới, một quan chức cấp cao tại Bộ Tài chính Mỹ cho hay, trong quý IV/2020, ngân sách Chính phủ Mỹ bội chi 213 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước đó, đưa thâm hụt ngân sách lên 573 tỷ USD - mức cao kỷ lục tính theo quý.

Trước đó, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2020 đã tăng hơn 200% lên 3.100 tỷ USD, cũng là mức cao chưa từng thấy và cao hơn gấp đôi so với mức kỷ lục ghi nhận trước đó. Tổng chi ngân sách trong năm 2020 tăng chủ yếu liên quan các chương trình hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Trong số đó có chương trình hỗ trợ theo Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) trị giá 2.200 tỷ USD, được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 3 năm ngoái. Tuy nhiên, chi tiêu giảm dần vào cuối năm khi một số chương trình hết hiệu lực.

Theo số liệu thống kê, chi tiêu của Bộ Lao động Mỹ trong quý IV/2020 đã tăng lên 80 tỷ USD do các chương trình trợ cấp thất nghiệp, so với mức 5 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, các chương trình phân phát thực phẩm cho người nghèo cũng khiến Bộ Nông nghiệp bội chi 19 tỷ USD.

Cùng ngày, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố báo cáo cho thấy một số lĩnh vực của kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi hứa hẹn, song bức tranh toàn cảnh nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn đan xen nhiều mảng sáng, tối do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Trong báo cáo Beige Book khảo sát các điều kiện kinh tế, FED cho biết phần lớn trong số 12 khu vực của Mỹ báo cáo hoạt động kinh tế tăng trưởng, song ở mức "vừa phải", và tỷ lệ tham gia lao động tăng - dù chậm. Trong khi đó, doanh số nhà ở vẫn tăng mạnh và hoạt động sản xuất duy trì đà đi lên.

Kinh tế Mỹ đã suy giảm ở mức kỷ lục 31,4% trong quý II/2020 do tác động của dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa. Hoạt động kinh tế đã phục hồi sau đó khi các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh thích ứng với tình hình mới và tỷ lệ lây lan dịch COVID-19 được kiểm soát. Tuy nhiên, đà phục hồi trở nên chậm lại vào mùa Thu khi số ca mắc COVID-19 tăng cao trở lại.

Theo Báo Tin tức
Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.