Thế giới có thể thiệt hại 4.1 ngàn tỷ USD vì corona

Tổng thiệt hại do đại dịch virus corona có thể lên tới 4.1 ngàn tỷ USD, tương đương gần 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, phụ thuộc vào mức độ lây lan của dịch bệnh tại châu Âu, Mỹ, và các nền kinh tế lớn khác, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết trong báo cáo công bố sáng 03/04.
Thế giới có thể thiệt hại 4.1 ngàn tỷ USD vì corona

Nếu dịch bệnh được ngăn chặn sớm hơn thì thiệt hại có thể giảm còn 2 ngàn tỷ USD, tương đương 2.3% sản lượng toàn cầu, nhà cho vay có trụ sở tại Manila cho biết trong Báo cáo Triển vọng Tăng trưởng châu Á (ADO) công bố sáng ngày thứ Sáu. Các quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, chiếm 22% đến 36% tổng thiệt hại do đại dịch.

“Không ai có thể chắc chắn về mức độ lây lan của đại dịch Covid-19 và việc ngăn chặn có thể tốn nhiều thời gian hơn so với dự báo hiện tại”, Yasuyuki Sawada - nhà kinh tế trưởng của ADB cho biết trong báo cáo. “Cũng không nên bỏ qua nguy cơ xảy ra các cuộc cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng”. 

Ngoài ra, ADB còn hạ dự báo tăng trưởng 2020 của châu Á xuống 2.2% từ mức ước tính 5.5% đưa ra vào tháng 9 năm ngoái. Tổ chức này hạ dự báo của Trung Quốc từ 6% xuống 2.3% so với mức tăng trưởng thực tế 6.1% của nước này trong năm 2019. ADB cho biết tất cả các khu vực của châu Á đều sẽ chứng kiến đà tăng trưởng yếu hơn trong năm nay.

Theo ADB, lạm phát có thể tăng tốc do chi phí thực phẩm cao hơn, thậm chí khi các hoạt động kinh tế suy yếu và giá hàng hóa thấp hơn có thể hạn chế đà tăng giá. Ngân hàng này cũng dự báo lạm phát sẽ suy yếu trở lại vào năm 2021.

Hôm 06/03, ADB ước tính sự bùng phát của virus có thể khiến kinh tế thế giới thiệt hại 347 tỷ USD và hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu tới 0.4%. Kể từ đó đến nay, tâm điểm của đại dịch đã chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ, với tổng số ca nhiễm trên toàn cầu hiện vượt mốc 1 triệu.

Ngày 3/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng công bố báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á-ADO 2020" cho biết tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự tính giảm mạnh trong năm 2020 xuống mức 4,8%.

Con số này là do chịu tác động cú sốc ban đầu về nguồn cung, do ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) bùng phát và tiếp theo là các tác động giảm mạnh về cầu hiện vẫn đang diễn ra tại các quốc gia là đối tác thương mại và đầu tư chính của Việt Nam.

Mặc dù vậy, ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam vẫn khẳng định: “Cho dù các hoạt động kinh tế suy giảm và các rủi ro do dịch COVID-19 vẫn còn, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực châu Á.”

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.