Bí ẩn nghìn năm: Lăng mộ hoàng đế triều Nguyên ở đâu?

Cho đến ngày nay, lăng mộ của hoàng đế triều Nguyên ở đâu vẫn là lời thách đố của lịch sử.
Bí ẩn nghìn năm: Lăng mộ hoàng đế triều Nguyên ở đâu?

Sau khi chết, hoàng đế các vương triều phong kiến đều có lăng mộ, duy chỉ có hoàng đế Nguyên triều là không để lại bất kỳ một lăng mộ nào. Đây chính là lời thách đố trong suốt nghìn năm lịch sử.

Bí ẩn nghìn năm: Lăng mộ hoàng đế triều Nguyên ở đâu? - anh 1

Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân - người sáng lập đế quốc Mông Cổ

Ảnh: huanqiu

Học giả Diệp Tử Kỳ sống vào cuối thời nhà Nguyên đầu thời nhà Minh đã viết trong Thảo mộc tử: Khi hoàng đế triều Nguyên băng hà, “Dùng hai tấm gỗ, đục rỗng ở giữa, độ lớn bằng hình người rồi ghép lại với nhau làm thành một chiếc quan tài, đặt di thể trong đó….”. Sau đó đào thành cao hào sâu chôn xuống, “cho vạn mã san bằng dấu vết để không một ai hay biết”.

Khi Thành Cát Tư Hãn qua đời cũng được chôn cất theo hình thức này. Theo ghi chép, sau khi Thành Cát Tư Hãn bệnh chết ở Ninh Hạ, di thể của ông được đưa về mật táng tại một nơi nào đó sâu dưới lòng đất ở vùng núi Khentii (Mông Cổ).

Di thể được đặt trong một chiếc quan tài độc mộc làm bằng thân cây đại thụ đã được đục rỗng bên trong. Sau khi chôn chiếc quan tài độc mộc này, người ta lại lấp đất lên, cho “vạn mã san bằng”.

Bí ẩn nghìn năm: Lăng mộ hoàng đế triều Nguyên ở đâu? - anh 2

Vùng núi Khentii được cho là nơi mật táng Thiết Mộc Chân

Để người ngoài không nhận ra vết tích động thổ, họ còn dùng lều bạt quây kín toàn bộ khu vực, sai nghìn kỵ binh canh giữ, đợi đến khi cỏ xanh không khác gì cây cỏ ở xung quanh, mới dỡ lều đi, như vậy sẽ không để lộ địa điểm chôn cất.

Trước khi triều Nguyên được thành lập, người Mông Cổ có tập tục chôn cất rất độc đáo, họ chôn cất vô cùng đơn giản. Người Mông Cổ là thị tộc du mục sống trên thảo nguyên, họ không có nơi ở cố định, phương thức sống đơn giản, thực dụng.

Bí ẩn nghìn năm: Lăng mộ hoàng đế triều Nguyên ở đâu? - anh 3

Chân dung Thành Cát Tư Hãn

Đặc biệt là khi có chiến tranh, nghi thức chôn cất của họ càng đơn giản. Khi chôn, họ để người chết ở giữa căn lều mà khi còn sống người chết đã ở, để người thờ cúng ngồi xung quanh khấn nguyện, đồ tùy táng chỉ có: ngựa, cung tên và chiếc bàn bày thịt sữa, làm lễ xong đem chôn xuống lòng đất. Mục đích là để sau khi người chết đến sống ở một thế giới khác, có lều để ở, có ngựa cưỡi và có thịt sữa để ăn.

Sau khi Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên, ông đã cho áp dụng pháp luật của người Hán, dần dần cũng chịu ảnh hưởng của những tập tục chôn cất của người Hán. Nhưng mới đầu họ vẫn dùng quan tài bằng gỗ để chôn, chỉ khác ở chất gỗ làm quan tài của người Hán. Sau khi nhập liệm, họ đóng hai tấm gỗ lại với nhau, thành một thân gỗ tròn, sau đó “dùng đinh sắt đóng lại”.

Cho dù đã vào làm chủ Trung Nguyên, nhưng khi nhập liệm, người Mông Cổ vẫn làm đơn giản như ban đầu, áo liệm phần lớn vẫn là trang phục thường ngày, đồ tùy táng cũng khá ít, phần lớn là vũ khí mà lúc người chết còn sống thích dùng như: cung tên, đao kiếm.

Khi hoàng đế chết, đầu tiên phải làm một nghi thức chôn cất, chỉ chôn theo một vài đồ tùy táng cần thiết, nhưng khi hoàng đế được đưa đi chôn, quan lại người Hán không được phép tham gia, cũng không xây cất kiến trúc quy mô lớn trên mặt đất, không có bia mộ và đền miếu ghi công đức, mọi thứ đều rất đơn giản.

Ngoài ra, không để lại dấu vết và manh mối để tránh bị bọn trộm mộ phát hiện. Những ghi chép về địa điểm chôn cất cũng rất hiếm hoi, thậm chí còn khiến cho người ta cảm thấy dường như không tồn tại lăng mộ của hoàng đế triều Nguyên.

Bí ẩn nghìn năm: Lăng mộ hoàng đế triều Nguyên ở đâu? - anh 4

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn - điểm tham quan du lịch

Do những ghi chép không hoàn chỉnh hoặc cố ý thêu dệt bịa đặt, khiến cho triều Nguyên – một triều đại phong kiến không phải của người Hán ở Trung Quốc càng bị bưng bít, cộng thêm rất nhiều những tập tục văn hóa và thói quen sinh hoạt đặc hữu của người Mông Cổ chưa được thế giới bên ngoài biết đến, càng khiến người đời sau khó mà tìm hiểu được rõ chân tướng của sự việc này.

Đây có lẽ chính là nguyên do hoàng đế triều Nguyên không có lăng mộ. Nhưng không phải không có, mà là chưa phát hiện ra mà thôi.

Dịch từ Qulishi/Huanqiu.com

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.