Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm

Ngày 30/6/1908, tại khu vực Tunguska của Siberia ở Nga đột nhiên xuất hiện một vụ nổ nghiêm trọng, đây là một sự kiện nổi tiếng với tên là “sự kiện Tunguska”. Vụ nổ cho đến nay gần như chưa có lời giải thích thỏa đáng của khoa học.
Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm

Sự kiện Tunguska là một vụ nổ xảy ra tại tọa độ 60°55′B, 101°57′Đ, gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberi thuộc Nga hiện nay, lúc 7h17 sáng ngày 30/6/1908.

Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm - anh 1

Vị trí xảy ra vụ nổ Tunguska năm 1908 (chấm đỏ). Ảnh Wikipedia

Lần đầu tiên các nhà khoa học đến hiện trường để thực hiện việc kiểm tra, họ đã đoán rằng chắc hẳn đây phải là một sự kiện va chạm thiên thạch, nhưng rút cuộc họ đã không tìm thấy bất kỳ manh mối nào tại hiện trường có liên quan với thiên thạch.

Theo các nhà khoa học, sự kiện Tunguska gây ra bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 km trên bề mặt Trái đất.

Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 triệu tấn TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Mỹ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km vuông.

Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm - anh 2

Sức công phá của vụ nổ Tunguska ước tính 10-20 ngàn megaton TNT. Ảnh minh họa

Thiên thạch hay sao chổi?

Thành phần những mảnh sót lại của vật thể Tunguska vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Năm 1930, nhà thiên văn học người Anh F.J.W. Whipple đã cho rằng vật thể Tunguska là một sao chổi. Một sao chổi thiên thạch, gồm chủ yếu là băng và bụi, đã hoàn toàn bốc hơi sau khi va chạm vào khí quyển Trái Đất và không để lại dấu vết rõ ràng nào.

Giả thuyết sao chổi càng được ủng hộ thêm khi trong nhiều đêm sau vụ nổ trên toàn châu Âu đều có bầu trời đêm sáng rực, rõ ràng do bụi phân tán trên tầng cao khí quyển gây ra. Hơn nữa, phân tích những mẫu lấy từ vùng này cho thấy chúng chứa nhiều vật chất sao chổi.

Năm 1983, nhà thiên văn Zdeněk Sekanina đã xuất bản một bài viết chỉ trích giả thuyết sao chổi. Ông chỉ ra rằng một vật thể gồm những vật chất kiểu sao chổi, đi qua khí quyển theo một quỹ đạo hẹp như vậy, phải bị tan rã, trong khi vật thể Tunguska rõ ràng vẫn còn nguyên vẹn khi nó đi vào vùng khí quyển thấp. Sekanina cho rằng bằng chứng cho thấy đó phải là một vật thể đặc chắc, dạng đá, có thể có nguồn gốc thiên thạch.

Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm - anh 3
Ảnh minh họa

Giả thuyết này càng nổi tiếng năm 2001, khi Farinella, Foschini và những người khác xuất bản một cuộc nghiên cứu cho thấy vật thể đó tới từ hướng vành đai thiên thạch. Những người đề xướng giả thuyết sao chổi đã đưa ra lý lẽ rằng vật thể đó là một sao chổi đã vỡ nhưng còn lại lõi đá bên trong cho phép nó đi sâu vào khí quyển.

Khó khăn lớn nhất của giả thuyết thiên thạch là một vật thể đá phải tạo ra một hố va chạm ở nơi nó lao xuống mặt đất, nhưng không hề có một hố nào như vậy được tìm thấy.

Cũng có lý thuyết cho rằng khi thiên thạch đi qua khí quyển gây ra áp suất và nhiệt độ lớn tới mức nó đột ngột nổ tung tan vỡ thành nhiều mảnh. Vụ nổ phải lớn tới mức không hề có một mảnh thiên thạch còn lại nào đủ lớn ở mức có thể phân biệt, và vật chất còn lại trên khí quyển sau vụ nổ đã gây ra hiện tượng rực sáng trên bầu trời đêm.

Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm - anh 4

Cây cối xung quanh khu vực vụ nổ..

Những mô hình được công bố năm 1993 cho rằng vật thể đá có đường kính khoảng 60 m với các đặc tính vật lý trong khoảng giữa một chondrit thông thường và một chondrit chứa cacbon.

Christopher Chyba và những người khác đã đưa ra một quá trình theo đó một thiên thạch đá sẽ hoạt động tương tự như vật thể Tunguska. Những mô hình của họ cho thấy khi các lực ngược hướng lao xuống của vật thể trở nên lớn hơn lực liên kết trong vật thể, nó sẽ bị tan vỡ, hầu như giải phóng toàn bộ năng lượng ở một thời điểm. Vì thế sẽ không để lại dấu vết hố va chạm, và sức công phá sẽ ảnh hưởng trong một phạm vi khá rộng, toàn bộ thiệt hại do sóng xung kích và nhiệt gây ra.

Kết luận cuối cùng

Sau một khoảng thời gian dài 105 năm bất lực tìm kiếm, vào năm 2014, một nhóm nghiên cứu quốc tế của các nhà khoa học từ Ukraine, Đức và Mỹ đã tìm thấy một mối tương quan bao gồm các dấu vết ở mức cực vi quan của các mảnh vỡ, nghiên cứu mới nhất này cho thấy vụ nổ Tunguska có thể thực sự là do một sự va chạm thiên thạch dẫn đến vụ nổ bùng phát.

Nhà khoa học người Ukraina thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Victor Kvasnytsya và các đồng nghiệp đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hình ảnh và quang phổ mới nhất, họ tìm thấy trong mẫu vật này một số vật liệu đặc biệt – nó bao gồm kim cương và carbon hình lục giác, than chì. Đặc biệt là carbon hình lục giác, được coi là các hóa thạch giàu cacbon được tạo ra khi chịu sự tác động đột ngột của vụ nổ, chẳng hạn như trường hợp khi va chạm thiên thạch.

Phân tích cũng cho thấy bên trong vật liệu carbon lục giác cũng chứa rất nhiều tạp chất cực nhỏ, thành phần của nó chủ yếu là pyrit, hợp kim sắt-niken và niken troilite proluta, những thứ này đều là những tiểu thiên thể, chẳng hạn như thiên thạch đều tự nó có những đặc tính của khoáng sản. Các thành phần cụ thể chi tiết mà tổ thành các khoáng chất đã rõ ràng chỉ ra nguồn gốc của thiên thạch, so với sự tác động của các thành phần khoáng chất do Barringer Crater phát hiện ra ở Arizona, Mỹ là gần như giống hệt nhau.

Những bằng chứng này chỉ ra một thực tế rằng vụ nổ Tunguska là sự kiện va chạm thiên thạch đầu tiên tồi tệ nhất do con người ghi chép lại trong lịch sử.

Xem thêm:

- Năm 2100: Trái đất sẽ hứng chịu thảm họa mang tên thiên thạch

- NASA: Phi hành gia sẽ sống trên sao Hỏa năm 2043

- Bằng chứng Trái đất đang bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6

- Khám phá Olympus Mons - Đỉnh núi cao nhất Hệ Mặt trời

Trang Ly (T/h)

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.