Thế lực khu vực có những âm mưu gì khi Mỹ rút quân khỏi Syria?

Sau khi Mỹ tuyên bố rút lính Mỹ khỏi Syria vào giữa tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra thời gian biểu khác nhau và khiến nhiều người nghi ngờ liệu Mỹ có thực sự rời khỏi quốc gia này hay không.
Binh lính Syria có mặt tại Manbij ở tỉnh Aleppo (Syria) vào ngày 30/12/2018.
Binh lính Syria có mặt tại Manbij ở tỉnh Aleppo (Syria) vào ngày 30/12/2018.

Vào thời điểm ông Trump tuyên bố rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ khỏi miền Đông Syria, nơi họ đã đóng quân trong gần hai năm qua để bảo vệ lực lượng vũ trang người Kurd bị IS uy hiếp, tình hình ở quốc gia này đã thay đổi nhanh chóng. Các thủ lĩnh lực lượng người Kurd đã phải bay đến Damascus để hòa hoãn với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã trì hoãn quyết định đẩy mạnh hoạt động quân sự ở miền Bắc Syria.

Trong khi đó, đối thủ của chính phủ Syria đã nhanh chóng xuất hiện để dần thế chỗ Mỹ. Một số nguồn tin cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thảo luận với ông Trump vào ngày 20/12 về ý định giảm tốc độ rút quân, với lý do rằng Iran, một trong những đồng minh của ông Assad, sẽ được lợi từ quyết định của Mỹ. Ngoài ra, Israel sẽ “tiếp tục không kích vào mục tiêu của Iran tại Syria bất chấp chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Vào ngày 2/1, Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết việc Mỹ rút quân sẽ không có nghĩa là Mỹ chấm dứt chiến dịch quân sự của mình tại Syria, đồng thời nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ lực lượng người Kurd chống lại IS.

Trong thời gian qua, Tổng thống Trump đã đưa ra nhiều phát ngôn khác nhau. Vào ngày 31/12/2018, ông viết trên trang Twitter cá nhân của mình rằng Syria “là một mớ hỗn độn do IS gây ra khi tôi trở thành Tổng thống. IS gần như đã bị tiêu diệt, chúng ta đang dần dần rút các binh sĩ trở về với gia đình của họ, đồng thời đối mặt với tàn dư của IS”.

Ông cũng nói rằng ông sẽ đưa các binh sĩ Mỹ về nước với vị thế là người thắng cuộc trước IS, và vài ngày sau ông cho biết Syria “chỉ có cát bụi và chết chóc” và Mỹ “không cần Syria”.

Nhận định về những sự kiện trên, cựu đại sứ Anh tại Syria Peter Ford cho biết ông không tin ông Trump sẽ thay đổi quyết định rút quân của mình và khẳng định “nó chắc chắn sẽ diễn ra”. Ông giải thích rằng lý do các quan chức Lầu Năm Góc xác định thời gian rút quân sẽ kéo dài là bởi Mỹ muốn lấy lại số vũ khí mà họ đã cung cấp cho lực lượng người Kurd YPG.

“Tất cả các bên liên quan đã bắt đầu có những toan tính của riêng mình. Lực lượng người Kurd đang thảo luận với Damascus và Moscow về việc trao trả khu vực quân người Kurd kiểm soát về với chính phủ Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đang án binh bất động khi biết rằng Mỹ sẽ chắc chắn rút lui, còn lực lượng người Kurd được Mỹ bảo vệ sẽ tránh xa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Ford nói.

Mặc dù Mỹ quyết định rút quân khỏi Syria, song quân đội Mỹ vẫn ở gần Syria. Theo một số nguồn tin, Mỹ đang xây dựng hai căn cứ mới ở tỉnh Anbar của Iraq, cách biên giới Syria chưa đầy 160km, cùng như mở rộng Căn cứ Không quân al-Asad trong khu vực.

Cũng theo ông Ford, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tàn sát người Kurd ở Syria sau khi Mỹ rút quân. “Cho dù tất cả các binh lính Mỹ được rút về, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không muốn bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án và trừng phạt. Trong khi đó, lực lượng người Kurd đã thảo luận với chính quyền Damascus về việc tự tan rã và rời bỏ khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ”, ông nói.

Ông Ford tin rằng người Kurd sẽ không thành lập một nhà nước tự trị cho riêng mình sau khi chiến tranh kết thúc và điều này chỉ có thể thực hiện được nếu quân đội Mỹ có mặt ở Syria. Nếu một nhà nước như vậy được thành lập, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nước quan ngại đầu tiên bởi họ cho rằng đây sẽ là bàn đạp để các lực lượng người Kurd tấn công lãnh thổ nước này.

Theo Infonet
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.