Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuối tháng 3/2024, Hội đồng chấp hành UNESCO đã chính thức công nhận thêm 18 địa điểm là Công viên địa chất toàn cầu (GGN), nâng tổng số lên 213 GGN tại 48 quốc gia. Việc bổ sung này đánh dấu sự mở rộng đáng kể của mạng lưới GGN, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất độc đáo khắp thế giới.
Những cột đá bazan tại Trung Quốc. Ảnh: Yongsheng ZHUO
Những cột đá bazan tại Trung Quốc. Ảnh: Yongsheng ZHUO

Chương trình Công viên địa chất toàn cầu (GGN) được UNESCO thành lập vào năm 2015 với mục tiêu công nhận và bảo vệ những khu vực có di sản địa chất mang tầm quan trọng quốc tế. GGN đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn di sản thiên nhiên.

UNESCO đang nỗ lực mở rộng mạng lưới sang các khu vực, đặc biệt là Châu Phi, các quốc gia Ả Rập và các quốc đảo nhỏ đang phát triển.

18 công viên địa chất mới nằm tại Brazil, Trung Quốc, Croatia, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Đặc biệt, có thêm một công viên địa chất xuyên biên giới mới trải dài khắp Bỉ và Hà Lan, đánh dấu sự hợp tác quốc tế trong nỗ lực bảo tồn di sản địa chất.

Cảnh quan ấn tượng trên biên giới Bỉ - Hà Lan

Nằm giữa lưu vực Biển Bắc đang chìm xuống và khối núi Brabant đang dâng cao, công viên địa chất toàn cầu UNESCO Schelde Delta sở hữu vị trí địa chất vô cùng độc đáo. Nơi đây lưu giữ dấu ấn của các cấu trúc địa chất, biến đổi môi trường do khí hậu và sự tương tác của con người, tạo nên một bức tranh cảnh quan đa dạng với nhiều giá trị địa chất, hình thái và văn hóa, lịch sử.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 1

Cảnh quan ấn tượng trên biên giới Bỉ - Hà Lan. Ảnh: Jan D'Hondt

Được bảo vệ bởi các con đê, khu vực này thiếu trầm tích và có khả năng đóng băng theo thời gian khi bị bỏ hoang. Hiện nay, dự án bảo tồn đang được triển khai nhằm hồi sinh thị trấn Reymerswael thời Trung Cổ, nơi bị chìm trong nước do khai quật than bùn vào năm 1530.

"Vùng đất của những người khổng lồ" tại Brazil

Tọa lạc tại phía Đông Nam Brazil, thuộc quần xã sinh vật lớn thứ hai Nam Mỹ, công viên địa chất toàn cầu UNESCO Uberaba mở ra cánh cửa dẫn đến thế giới tiền sử đầy kỳ thú, di sản cổ sinh vật học vô cùng phong phú. Hơn 10.000 hóa thạch đã được khai quật tại đây, bao gồm khủng long, cá sấu, rùa và nhiều sinh vật thời tiền sử khác. Nổi bật nhất là hóa thạch của Uberabatitan ribeiroi, loài khủng long khổng lồ với chiều dài 27 mét và cao 10 mét, lớn nhất từng được phát hiện ở Brazil.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 2

"Vùng đất của những người khổng lồ" tại Brazil. Ảnh: Luiz Carlos Borges Ribeiro

Sự phát triển kinh tế, xã hội của Uberaba gắn liền với tinh thần tiên phong của người nông dân địa phương. Giống bò Zebu được giới thiệu vào cuối thế kỷ 19, mang đến bước ngoặt cho ngành chăn nuôi Brazil. Ngày nay, Uberaba trở thành điểm tham chiếu quốc tế về chăn nuôi gia súc với phương pháp tạo ra lượng khí thải CO2 thấp.

Trung Quốc có 5 GGN được xếp hạng

Núi Jingmai (huyện Mãnh Hải) mang đến cho du khách trải nghiệm ngoạn mục với cảnh quan núi đá vôi hùng vĩ, được hình thành bởi sự va chạm kiến tạo. Nơi đây sở hữu hệ sinh thái đa dạng với hơn 4.000 loài thực vật và 500 loài động vật xương sống trên cạn. Du khách còn có cơ hội khám phá di sản văn hóa phong phú của các dân tộc thiểu số Thổ Gia, Miêu và Đồng.

Tiếp theo hành trình, khu địa chất Lâm Hạ chào đón du khách với vùng đất Danxia ấn tượng dọc theo sông Hoàng Hà, nơi trưng bày những khối đá đầy màu sắc rực rỡ. Ở đây còn có hang động đền Hang Bingling với các tác phẩm điêu khắc phức tạp và dấu chân hóa thạch dực long lâu đời, là khu vực có nhiều hóa thạch động vật có vú cổ đại nhất ở Trung Quốc.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 3

Cột đá vôi Yizhuxiang. Ảnh: Enshi Grand Canyon

Với nguồn gốc hơn 5.000 năm dọc theo sông Hoàng Hà, Lâm Hạ còn là trạm chuyển phát nhanh quan trọng dọc theo con đường tơ lụa. Tỉnh Cam Túc nổi tiếng thế giới là nơi sản sinh ra truyền thống âm nhạc dân gian Hua’er được lưu truyền bởi chín dân tộc và được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Dãy núi Trường Bạch mang đến trải nghiệm như lớp học ngoài trời về núi lửa với địa hình ấn tượng và các loại đá đa dạng, ghi lại dấu ấn của những vụ phun trào mạnh mẽ. Nơi đây có hồ miệng núi lửa cao nhất và lớn nhất Đông Bắc Á, hồ Tianchi.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 4

Hồ Tianchi. Ảnh: Yongshen ZHUO

Dãy núi Wu-kung (tỉnh Giang Tây) còn thu hút du khách bởi "rừng đá" granit hùng vĩ, đồng cỏ núi cao và suối nước nóng. Nhiều di sản địa chất được bảo tồn nghiêm ngặt, đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu sự hình thành Khối Nam Trung Hoa.

Khép lại hành trình với công viên địa chất toàn cầu UNESCO Xingyi tại tỉnh Quý Châu. Xingyi được ví như kho tàng địa chất với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ như hẻm núi sông Malinghe và khu vực Wanfenglin với hơn 20000 đỉnh núi đá vôi.

Hồ Biokovo-Imotski, Croatia

Nằm tại trung tâm Dalmatia, hồ Biokovo-Imotski là điểm giao thoa giữa cảnh quan, văn hóa Địa Trung Hải và Trung Âu. Nơi đây nổi tiếng với núi Biokovo hùng vĩ, đỉnh St George cao 1.762 mét so với mực nước biển. Sông Vrljika chảy qua vùng Imotski màu mỡ, mang đến nguồn nước ngọt quý giá cho người dân địa phương và điều kiện tuyệt vời cho nông nghiệp.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 5

Hồ Biokovo-Imotski là điểm giao thoa giữa cảnh quan, văn hóa Địa Trung Hải và Trung Âu. Ảnh: Công viên tự nhiên Biokovo

Quần đảo Nam Fyn, Đan Mạch

Tọa lạc tại miền Trung và miền Nam Đan Mạch, quần đảo Nam Fyn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu về lịch sử địa chất. Bao gồm cả khu vực trên cạn và trên biển, công viên ghi lại khoảng 800.000 năm lịch sử địa chất, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng đồi núi, những cánh đồng xanh mướt và trải nghiệm chèo thuyền tuyệt vời.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 6

Quần đảo Nam Fyn, Đan Mạch. Ảnh: Mikkel Jezequel

Quần đảo Nam Fyn gồm 55 hòn đảo và đảo nhỏ, mỗi hòn đảo mang vẻ đẹp riêng biệt với truyền thống và văn hóa độc đáo. Nổi lên từ một trong những cảnh quan băng hà ngập nước ấn tượng nhất thế giới, các hòn đảo được kết nối bởi lịch sử hàng hải chung, tạo nên một bức tranh tổng thể hài hòa và đầy cuốn hút.

Hồ miệng núi lửa Impact, Lappajärvi, Phần Lan

Ở Nam Ostrobothnia, phía Tây Phần Lan, hồ miệng núi lửa Impact là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê khám phá bí ẩn về vụ va chạm thiên thạch cách đây 78 triệu năm. Ngoài ra, du khách có thể tham gia các hoạt động đi bộ đường dài, chèo thuyền kayak hoặc đạp xe để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của khu vực.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 7

Cực quang mùa xuân trên đồng cỏ tại Phần Lan. Ảnh: Tomi Katajamäki

Pháp có 2 GGN được công nhận

Tại Pháp, UNESCO công nhận thêm hai địa điểm là công viên địa chất toàn cầu. Vùng Armorique đưa du khách du hành ngược thời gian hơn 500 triệu năm, khám phá lịch sử địa chất kỳ thú từ biển cổ đại đến dãy núi hùng vĩ. Du khách có thể chiêm ngưỡng những vách đá dựng đứng, vịnh Brest rộng lớn và khu rừng Huelgoat cùng những tảng đá granit ấn tượng.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 8

Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng tại Pháp. Ảnh: Shutterstock.com

Công viên tự nhiên Normandie-Maine với vẻ đẹp yên bình, ẩn chứa kho tàng địa chất phong phú trải dài 600 triệu năm. Du khách có thể khám phá những vách đá cheo leo, thác nước trắng xóa và các di tích cự thạch cổ đại.

Những cột đá sa thạch tại Meteora Pyli, Hy Lạp

Công viên Meteora Pyli tại vùng Thessaly nổi tiếng với những cột đá sa thạch Meteora cao chót vót, vươn cao tới 300 mét. Trên đỉnh những “cột trời” hùng vĩ này là các tu viện Byzantine mang tính biểu tượng, được xây dựng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16. Công viên địa chất còn sở hữu nhiều khu rừng tươi tốt và những dòng sông uốn lượn.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 9

Cảnh quan ấn tượng của Hy Lạp. Ảnh: Chris Karagkelis

Chuỗi trầm tích vùng Bükk ở Hungary

Tọa lạc tại miền Bắc Hungary, công viên địa chất toàn cầu vùng Bükk sở hữu một trong những môi trường địa chất phức tạp nhất đất nước. Chuỗi trầm tích gần như liên tục trải dài hơn 300 triệu năm, được điểm xuyết bởi các giai đoạn hoạt động núi lửa ấn tượng. Hệ thống hang động gồm gần 1.150 hang, chiếm hơn 1/4 tổng số hang động ở Hungary. Nổi tiếng nhất là Hang Szeleta, nơi có dấu tích cư trú của người Neanderthal cách đây 130.000 năm và được đặt tên cho nền văn hóa Szeleta.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 10
Bükk sở hữu một trong những môi trường địa chất phức tạp nhất đất nước. Ảnh: BNPI Archives

Vùng núi lửa đã tuyệt chủng ở Ba Lan

Công viên địa chất toàn cầu tại Ba Lan gồm Dãy núi Kaczawskie và các chân đồi xung quanh tại phía Tây Nam đất nước. Nơi đây sở hữu những tàn tích độc đáo của núi lửa và dòng dung nham từ kỷ Paleozoic và Kainozoic, chủ yếu từ Oligocene và Miocene (khoảng 35 đến 15 triệu năm trước). Lịch sử của vùng đất này gắn liền với tài nguyên khoáng sản phong phú, truyền thống lâu đời về khai thác vàng và đồng. Các mỏ đá bỏ hoang đóng vai trò như những cánh cửa quý giá dẫn dắt du khách khám phá quá khứ địa chất và văn hóa của khu vực.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 11

Đồi Ostrzyca, Ba Lan. Ảnh: Kaczawskie Association

Oeste, bờ biển Trung Tây Bồ Đào Nha

Oeste gồm hơn 72 km đường bờ biển Đại Tây Dương với hơn 15 km bãi biển cát trắng mịn. Các lớp địa chất lộ thiên tại đây có niên đại từ kỷ Trias muộn, khoảng 230 triệu năm trước, cho đến kỷ Holocene (khoảng 11.700 năm trước). Ngày nay, bờ biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của người dân địa phương qua nghề cá, với nhiều làng chài nhỏ nằm rải rác dọc theo bờ biển. Công viên địa chất Oeste sở hữu di sản cổ sinh vật học đặc biệt phong phú, với hơn 180 địa điểm hóa thạch, bao gồm tàn tích của 12 loài khủng long khác nhau. Nơi đây còn tự hào có hai địa điểm với tổ khủng long hóa thạch chứa phôi thai, một trong số 12 địa điểm quý hiếm trên toàn thế giới.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 12

Bờ biển Trung Tây Bồ Đào Nha. Ảnh: Công viên địa chất toàn cầu Oeste UNESCO

Tây Ban Nha có 2 GGN được công nhận

Nằm ở phía Tây Nam cộng đồng tự trị Castilla-La Mancha, miền Trung Tây Ban Nha, công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ciudad Real sở hữu hồ chứa thủy ngân khai thác nhiều nhất thế giới trong hơn 2.500 năm, có mỏ thủy ngân duy nhất được khai thác từ thời La Mã cho đến ngày nay.

Thêm 18 công viên địa chất gia nhập mạng lưới di sản thế giới ảnh 13

Pha lê chu sa từ mỏ Almadén, núi lửa Calatrava, Tây Ban Nha. Ảnh: Ángel Hernández

Khu vực đô thị Puertollano được mệnh danh là “Pompeii cổ thực vật của hành tinh” nhờ sự bảo tồn đặc biệt của các hóa thạch động thực vật sau vụ phun trào núi lửa lớn xảy ra cách đây 300 triệu năm.

Theo UNESCO
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.