Thêm một sĩ quan Việt Nam trúng tuyển cán bộ trụ sở Liên Hợp Quốc

Trung tá Trần Đức Hưởng trúng tuyển vị trí Sĩ quan kế hoạch, Phòng Kế hoạch quân sự, Cục Hoạt động hòa bình, trụ sở Liên Hợp Quốc (New York).
Trung tá Trần Đức Hưởng, Quan sát viên Quân sự, cùng Đại đội Phản ứng nhanh Nepal trước khi đi tuần tra dài ngày tại Nam Sudan (năm 2019). Ảnh: Hiếu Duy.
Trung tá Trần Đức Hưởng, Quan sát viên Quân sự, cùng Đại đội Phản ứng nhanh Nepal trước khi đi tuần tra dài ngày tại Nam Sudan (năm 2019). Ảnh: Hiếu Duy.

Kết quả vừa được Liên Hợp Quốc thông báo đến phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Theo đó, trung tá Hưởng đã vượt qua ba vòng thi với kết quả xuất sắc.

Khi làm việc cho Văn phòng các vấn đề quân sự của Cục Hoạt động hòa bình Liên Hợp Quốc, trung tá Hưởng có nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện kế hoạch quân sự cho các Phái bộ; soạn thảo, đánh giá cấp chiến lược và chiến dịch, các kế hoạch hoạt động và quy ước giao tranh; giám sát tổ chức biên chế, trang bị và năng lực cho lực lượng quân sự, các đơn vị...

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam cho biết, trung tá Trần Đức Hưởng là sĩ quan thứ hai của Quân đội trúng tuyển vào làm việc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. "Đây là một trong những cán bộ tiêu biểu, đủ năng lực để giải quyết các vấn đề vì có kinh nghiệm thực tế, có kiến thức rộng", tướng Phụng nói.

Quy trình tuyển chọn vị trí Sĩ quan kế hoạch gồm 3 vòng: sơ tuyển hồ sơ; thi viết; thi phỏng vấn. Trung bình, một vị trí tuyển nhận được khoảng 200 hồ sơ từ các nước thành viên.

Khoảng một năm trước, Trung tá Lương Trường Vinh cũng trúng tuyển vị trí sĩ quan Kế hoạch của Cục Hoạt động hòa bình Liên Hợp Quốc, hiện đã nhận nhiệm vụ tại New York.

Ngày 22/10, Bộ Quốc phòng đã trao quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho 3 sĩ quan đi làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Trung tá Nguyễn Bá Hưng và Lý Thanh Tâm sẽ đi làm Quan sát viên quân sự tại phái bộ ở Nam Sudan; thiếu tá Đào Duy Tùng là sĩ quan Tham mưu phân tích thông tin tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi.

Việt Nam chính thức tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc từ năm 2014. Đến nay, 50 lượt sĩ quan được cử đi thực hiện nhiệm vụ theo cương vị cá nhân tại các Phái bộ ở Trung Phi (MINUSCA), Nam Sudan (UNMISS) và hai Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Nam Sudan với 126 cán bộ, nhân viên, y bác sĩ.

Chiều nay 24/10, trước Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Sau khi Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo thẩm tra, các đại biểu sẽ thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.