Thi tốt nghiệp THPT 2022: Cảnh báo đề thi thật khó hơn minh họa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều giáo viên dạy học sinh lớp 12 năm nay khuyên học sinh nên ôn tập kỹ kiến thức, tránh chủ quan vì đề thi thật kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể sẽ nâng độ khó hơn so với đề minh họa Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Giáo viên khuyên học sinh không nên chủ quan để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. - Ảnh: Quỳnh Anh
Giáo viên khuyên học sinh không nên chủ quan để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. - Ảnh: Quỳnh Anh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 giữ nguyên phương thức như năm ngoái. Mỗi thí sinh dự thi sẽ thực hiện 4 bài thi, trong đó 3 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 bài thi tổ hợp. Về hình thức, các bài thi Toán (90 phút), Ngoại ngữ (60 phút), các bài thi tổ hợp KHTN, KHXH (50 phút/ môn thi) theo hình thức trắc nghiệm, riêng Ngữ văn theo hình thức tự luận (thời gian làm bài 120 phút).

Bộ GD&ĐT dự kiến kỳ thi Tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức trong tháng 7/2022. Cũng như mọi năm, kỳ thi giao cho các địa phương tổ chức và chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT chưa chốt lịch thi và chưa rõ có tổ chức 2 đợt thi để ứng phó với dịch bệnh hay không. Tuy nhiên, sau khi công bố đề minh họa, nhiều giáo viên khuyến cáo học sinh ôn tập kỹ, tránh “sốc” khi đề thi thật nâng mức độ khó.

Cô Nguyễn Thuý Hằng, giáo viên bộ môn Ngoại ngữ, Trường THPT Quảng Xương 1, TP Thanh Hóa cho biết, sau khi có đề minh hoạ giáo viên sẽ bám vào cấu trúc đó để ôn tập. Cô trò không bất ngờ vì đề minh họa năm nay vì khá tương đồng với đề thi chính thức của năm ngoái với khoảng 80% câu hỏi cơ bản, 20% câu hỏi vận dụng. Tuy nhiên, thực tế giáo viên sẽ dạy cơ bản và nâng cao hơn để có thể đáp ứng được các dạng đề. “Tôi mong muốn, với đề thi thật, Bộ GD&ĐT tính toán cho thêm khoảng 3 - 4 câu hỏi vận dụng cao để phân hoá tốt hơn, tránh thiệt thòi cho các học sinh khá giỏi”, cô Hằng nói.

Thi tốt nghiệp THPT 2022: Cảnh báo đề thi thật khó hơn minh họa ảnh 1

Giáo viên khuyên học sinh không nên chủ quan để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay Ảnh: Quỳnh Anh

Nên học đến đâu chắc đến đó

Cô Phan Hà Thanh, giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn, quận Hà Đông (Hà Nội) cũng nói, nếu đề thi chính thức của Bộ GD&ĐT năm nay như đề minh hoạ sẽ không làm khó cho thí sinh. Tuy nhiên, các em phải nắm trọn kiến thức cơ bản trong SGK cũng như đào sâu, mở rộng, rèn khả năng viết mới có thể đạt mức điểm tốt, nhất là năm nay nhiều trường ĐH sẽ có phương án tuyển sinh riêng.

Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên bộ môn Sinh học, Hệ thống giáo dục Học mãi cũng cho rằng, đề minh hoạ vừa qua giảm nhẹ về mặt tính toán, nhưng lại nâng cao hơn ở phần câu hỏi lý thuyết vận dụng, số câu bản chất Sinh học tăng lên. Để giải quyết được trong 50 phút buộc thí sinh phải chắc kiến thức đồng thời cần thêm các phương pháp giải nhanh, tức là phải dùng Toán quá nhiều trong câu hỏi Sinh học. “Đây vẫn là hạn chế rất lớn của đề thi tham khảo năm nay. Tôi mong rằng đề thi thật sẽ có sự thay đổi tích cực hơn để trở về đúng bản chất môn học là không lạm dụng quá nhiều tính toán vào bộ môn này”, thầy Hiền nói.

Một số giáo viên khác cũng chung nhận định, đề thi thật kỳ thi Tốt nghiệp THPT thường tăng cấp độ khó hơn so với đề minh hoạ. Do đó, học sinh tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt phải ôn tập thật kỹ kiến thức cơ bản với phương châm “học đến đâu chắc đến đó” để khi làm bài “ăn chắc” điểm ở các câu lý thuyết, các dạng bài tập cơ bản trong thời gian ngắn. Sau đó, học sinh mới dành thời gian cho các câu hỏi khó đòi hỏi tính toán, tư duy.

Theo Tiền Phong
Người học chuyên ngành tâm thần, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, pháp y được hỗ trợ học phí
Người học chuyên ngành tâm thần, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, pháp y được hỗ trợ học phí
(Ngày Nay) -  Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt toàn khóa học cho người theo học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của nhà nước. Đây là nội dung mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Ảnh minh họa
Ghi nhận thêm trường hợp tử vong, Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
(Ngày Nay) -  Chiều 27/11, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là trường hợp tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
Ảnh minh họa
Nâng cao nhận thức nuôi con bằng sữa mẹ, giúp trẻ phát triển toàn diện
(Ngày Nay) -  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời bảo vệ trẻ trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm ngày một gia tăng. Sữa mẹ có đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo và các vitamin, khoáng chất, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ, phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, phòng được suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ…
Ảnh minh họa
Bộ Công an ra quân xử lý vi phạm về nồng độ cồn, tai nạn giao thông giảm sâu
(Ngày Nay) -  Từ ngày 30/8/2023 đến ngày 15/10/2023, thực hiện kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô vận tải hàng hóa bằng container và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, các tổ công tác của Bộ Công an đã triển khai ở 58 địa phương, qua đó phát hiện bàn giao cho công an địa phương 6.119 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.