Thị trường dầu mỏ và vàng kỳ hạn chủ yếu đỏ sàn. Giá dầu thô Brent giao tháng Năm sụt 4,44% xuống còn 71,48 USD/thùng; dầu thô WTI giao tháng Tư “bốc hơi” 4,64% xuống còn 71,33 USD/thùng; giá khí đốt tự nhiên giảm 1,27%. Giá trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm 3,69%.
Thị trường kim loại màu đã có ngày thứ 3 liên tiếp khối lượng giao dịch và giá sụt giảm. Giá vàng trong phiên giao dịch 14/3 có lúc giảm 8,2 USD/ounce (tương đương 0,43%) xuống còn 1908,3 USD/ounce.
Trong khi đó, nhiều mã chứng khoán chủ chốt sau 2 ngày liên tiếp lao dốc trong phiên giao dịch sáng 14/3 đã có sự khởi sắc trở lại, dù khối lượng giao dịch vẫn còn thấp.
Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch theo giờ Mỹ, chốt phiên giao dịch ngày 14/3, chỉ số Dow Jones tăng 1,06% lên 32.155,4 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 1,68% giá trị, lên 3.920,56 điểm, trong khi, chỉ số Nasdaq chốt phiên tăng 2,14% lên 11.428,15 điểm.
Hiện giới chuyên gia đánh giá xu thế tăng nhẹ trở lại của ba mã chứng khoán lớn nhất của Phố Wall không ổn định, trong bối cảnh các thị trường vẫn chưa hoàn toàn bình phục sau cơn địa chấn của ngành ngân hàng Mỹ.
Thị trường tài chính tiền tệ Phố Wall sẽ tiếp tục biến động mạnh từ nay cho tới cuộc họp tiếp theo diễn ra vào tuần tới để bàn về lãi suất của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Bên cạnh đó, những rắc rối liên quan tới SVB, ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ vừa tuyên bố sụp đổ, vẫn tiếp diễn.
Ngày 14/3, Bộ Tư pháp Mỹ đã xúc tiến các bước đầu tiên trong quá trình điều tra vụ ngân hàng này phá sản.
Theo tờ Wall Street Journal, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) của Chính phủ Mỹ cũng khởi động một cuộc điều tra đối với SVB.