Thư ký báo chí của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin đã tuyên bố quyết định vào tuần trước nhưng cảnh báo rằng nó có thể được thiết lập lại nếu một mối đe dọa khủng bố mới phát sinh.
"Cuộc chiến chống khủng bố sẽ tiếp tục và nếu có một mối đe dọa nào khác, tình trạng khủng bố sẽ lại được ban hành", ông Kalin nói.
Tình trạng khẩn cấp ban đầu được thiết lập ở Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính thất bại vào tháng 7 năm 2016 và đã được kéo dài liên tục kể từ đó. Vào ngày 15/7 năm 2016, một cuộc nổi dậy do các quân nhân tiến hành đã nổ ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hơn 240 người thiệt mạng. Sau khi chính quyền Tổng thống Erdogan dập tắt thành công cuộc nổi dậy, hơn 50.000 người đã bị bắt và hơn 160.000 quan chức chính phủ và sĩ quan quân đội bị sa thải hoặc đình chỉ công tác.
Ankara cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đã sống ở Mỹ từ năm 1999 và tay chân của giáo sĩ Gullen đã đứng sau cuộc nổi dậy, tuy nhiên ông Gullen đã phản bác cáo buộc này.
Tuần trước, Tòa án Istanbul đã kết án 72 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ với tội danh: "âm mưu tiến hành cuộc đảo hồi tháng 7 năm 2016, cả 72 bị cáo đã bị xử chung thân.
Theo đài truyền hình NTV, phe nổi dậy đã bị kết tội kiểm soát cầu Bosphorus - cầu nối hai phần Đông-Tây của Thổ Nhĩ Kỳ, như là một phần của các hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền.
Sau cuộc đảo chính thất bại, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã sửa đổi hiến pháp của đất nước để có thêm nhiều quyền lực hơn cho nguyên thủ quốc gia. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người được tái đắc cử vào đầu tháng 6 vừa rồi, hiện có quyền bổ nhiệm các quan chức hàng đầu, Chính phủ và Phó Tổng thống, có tiếng nói trong hệ thống pháp luật của đất nước và có thể áp đặt tình trạng khẩn cấp.
Phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần chỉ trích việc kéo dài tình trạng khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, phía EU cũng nhiều lần kêu gọi Ankara dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.
Theo Sputnik