Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung: Bước đi thử thách niềm tin

Sau gần 2 năm chìm trong vòng xoáy xung đột về lợi ích kinh tế, Mỹ và Trung Quốc đã chính thức ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, tại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải, phía trước) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái, phía trước) tại lễ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ở Washington DC., ngày 15/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải, phía trước) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái, phía trước) tại lễ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ở Washington DC., ngày 15/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Đây là sự kiện được dư luận đặc biệt quan tâm bởi nó đánh dấu bước đi đầu tiên của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc giải quyết cuộc chiến thương mại “hao tiền tốn của” cũng như cài đặt lại mối quan hệ thương mại song phương.

Một thỏa thuận thương mại sơ bộ cũng được xem là thiện chí “đình chiến”, là cơ sở để Washington và Bắc Kinh có cái nhìn lạc quan hơn cũng như tạo niềm tin cho nhau để xúc tiến bước đàm phán tiếp theo. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định “trái ngọt” của thỏa thuận giai đoạn 1, cũng như khả năng đạt được thỏa thuận giai đoạn tiếp theo, còn phải phụ thuộc vào mức độ hai bên chấp hành các cam kết đưa ra, và việc cục diện chính trường Mỹ thay đổi thế nào sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới.  

Theo thỏa thuận giai đoạn 1 ký ngày 15/1 (rạng sáng 16/1 theo giờ Việt Nam), Trung Quốc cam kết mua 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong vòng 2 năm tới, và đổi lại, Washington sẽ không áp thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, ban đầu dự kiến bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/12/2019, đồng thời hạn chế một số mức thuế đã áp với hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, mức thuế của Mỹ đối với 375 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc vẫn được áp đặt cho tới giai đoạn 2.

Giới chức Mỹ và Trung Quốc đã mô tả thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 là một bước đi quan trọng sau 18 tháng đàm phán bế tắc trong bối cảnh hai bên liên tục tung ra các đòn áp thuế lẫn nhau, gây xáo trộn các chuỗi cung ứng toàn cầu và làm dấy lên quan ngại về nguy cơ kinh tế toàn cầu giảm tốc. 

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung: Bước đi thử thách niềm tin ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái, phía trước) tại lễ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ở Washington DC., ngày 15/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được xem là chiến thắng lớn đối với Tổng thống Trump khi ông chuẩn bị bước vào năm bầu cử 2020, do thỏa thuận này có thể giảm bớt nguy cơ suy thoái và thúc đẩy thị trường chứng khoán, phần nào giúp ông lấy lại niềm tin của cử tri. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện triển vọng thương mại, giảm bớt nhu cầu phải triển khai gói kích cầu quy mô lớn nhằm thúc đẩy nền kinh tế.

Việc ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 cũng sẽ giúp tháo ngòi nổ cuộc xung đột thương mại từng cản trở tăng trưởng toàn cầu, đồng thời là bước đi đầu tiên hướng đến một thỏa thuận thương mại toàn diện hơn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng thỏa thuận này, có thể chỉ mang tới “thời kỳ đình chiến” tương đối ngắn ngủi trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Trump. Bất đồng có thể sẽ nảy sinh liên quan đến các nội dung chính của thỏa thuận, cụ thể là quy mô của các thương vụ mua nông sản Mỹ và các điều khoản nhằm ngăn chặn hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc của Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, mục tiêu của Trung Quốc mua thêm 50 tỷ hàng nông sản Mỹ trong tổng số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD là không thực tế. Thống kê cho thấy Trung Quốc chưa bao giờ mua quá 26 tỷ USD hàng nông sản của Mỹ trong một năm. Trong khi đó, việc thực thi các điều khoản về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cũng bị xem là vấn đề nan giải khi hiện chưa có một cơ chế giám sát hay trọng tài độc lập về vấn đề này để đảm bảo hai bên sẽ giữ các cam kết của mình trong thời gian tới.

Chính quyền Tổng thống Trump khi công bố thỏa thuận giai đoạn 1 dài 86 trang với Trung Quốc cũng đồng thời đề cập đến cơ chế giám sát thực thi thỏa thuận với những biện pháp được mô tả là "mạnh tay". Tuy nhiên, các biện pháp này không khác gì so với những biện pháp áp dụng lâu nay, vốn không mấy phát huy tác dụng, như áp thuế ở mức tương ứng với thiệt hại do bên không tuân thủ thỏa thuận gây ra.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 quy định nếu bên vi phạm không đồng ý với biện pháp thuế quan như vậy, lựa chọn duy nhất là rút khỏi thỏa thuận mà không được quyền kháng cáo hoặc áp thuế trả đũa. Dù vậy, các điều khoản về việc thực thi thỏa thuận hiện vẫn còn khá mơ hồ, khiến nhiều người hoài nghi về mức độ hai bên, đặc biệt là Trung Quốc, tuân thủ thỏa thuận.

Thỏa thuận giai đoạn 1 cũng bị cho là chưa đủ để buộc Trung Quốc có những cải cách kinh tế quan trọng - như giảm bớt những chính sách trợ cấp dành cho các doanh nghiệp nội địa - điều mà Tổng thống Trump tìm kiếm ngay khi phát động cuộc chiến thương mại bằng cách áp thuế với hàng hóa nhập khẩu của Bắc Kinh vào tháng 7/2018. Hầu hết các nhà phân tích đều nhất trí rằng sẽ phải mất nhiều năm đàm phán để tìm ra giải pháp thỏa đáng cho các cáo buộc của Mỹ.

Hiệu trưởng Trường Kinh doanh quốc tế Brandeis - nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Brookings (Mỹ) Peter A. Petri, cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 không thể giải quyết mọi vấn đề và chỉ là cách tạm thời ngăn chặn căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang. Ông cảnh báo tình hình sẽ còn phức tạp hơn khi bước vào đàm phán giai đoạn 2.

Hiện các cuộc thảo luận về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2 đã bắt đầu, với nhiều đề tài gai góc xoay quanh vấn đề trợ cấp, chính sách doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các cuộc thảo luận mới sẽ khó tiến triển trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Đây được coi là sự kiện quan trọng cho tương lai của quan hệ thương mại Mỹ - Trung.

Để lôi kéo sự ủng hộ của nông dân Mỹ - lực lượng cử tri quan trọng có thể quyết định khả năng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 trong cuộc bầu cử năm nay, ông Trump đã chi 28 tỷ USD để hỗ trợ nông dân trên cả nước vượt qua những tác động của cuộc chiến thương mại.

Về phía Trung Quốc, dường như nước này đang mong đợi một chiến thắng dành cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden, người có quan điểm ủng hộ tự do thương mại và hợp tác với Trung Quốc, thay vì đối đầu. Chiến thắng của ông Biden được cho là sẽ tạo ra một sự đảo ngược đáng kể, và có thể dẫn đến việc bãi bỏ các mức thuế quan mà chính quyền Tổng thống Trump áp dụng đối với Trung Quốc. 

Có thể thấy, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được Mỹ và Trung Quốc ký kết không đồng nghĩa với việc kết thúc cuộc chiến thương mại mà chỉ là sự đình chiến tạm thời. Theo giới phân tích, để có thể thực sự hóa giải những bất đồng, điều quan trọng là hai bên cần thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau, tự giác tuân thủ những cam kết đã đưa ra để tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán sắp tới.

Theo TTXVN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.