Tiêm vaccine COVID-19 chỉ là sự khởi đầu trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vaccine COVID-19 đang có dấu hiệu suy yếu theo thời gian do các biến thể mới ngày càng nguy hiểm hơn. Vậy nên, các chính sách về giãn cách xã hội và ý thức của người dân vẫn là vũ khí tối quan trọng để chống lại đại dịch. Mọi sự chủ quan đều có thể phải trả giá đắt trong thời điểm hiện nay.
Người dân Mỹ đeo khẩu trang tại Quảng trường Thời Đại
Người dân Mỹ đeo khẩu trang tại Quảng trường Thời Đại

Dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát tại các nước phát triển

Số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết hơn một tỷ liều vaccine đã được tiêm cho người dân, tuy nhiên, biến chủng Delta vẫn tiếp tục lan rộng tại nhiều tỉnh thành, làm lụi tàn thành quả chống dịch trong suốt một năm qua. Đợt bùng phát này bắt đầu từ khi chín công nhân ở sân bay Nam Kinh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona ngày 20/7, sau đó phát hiện đến 171 ca nhiễm tại tỉnh Giang Tô và lây lan sang ít nhất bốn tỉnh khác.

Cuối tuần qua, sự chú ý đã chuyển sang điểm du lịch nổi tiếng Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam, ghi nhận những buổi biểu diễn nghệ thuật có sự tham gia của ít nhất 2000 khán giả, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Trong một thông báo mới được công bố vào ngày 1/8, chính quyền Trương Gia Giới chỉ đạo tăng cường kiểm soát, đồng thời kêu gọi mọi người ở nhà và bật điện thoại. Ngoài các phương tiện được sử dụng cho trường hợp khẩn cấp, tất cả các phương tiện khác trong thành phố sẽ không được phép lưu thông trên các con đường bắt đầu từ trưa 1/8.

Tiêm vaccine COVID-19 chỉ là sự khởi đầu trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh ảnh 1
Trung Quốc tổ chức xét nghiệm nhanh tại nhiều tỉnh, thành.

Mặt khác, Mỹ đã chạm đến một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 với 70% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-9, muộn hơn gần một tháng so với mục tiêu ban đầu mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đề ra là vào ngày 4/7. Giám đốc Dữ liệu COVID-19 của Nhà Trắng Cyrus Shahpar cho biết mức tiêm chủng bình quân trong bảy ngày tại Mỹ đạt 441.000 người, mức cao nhất trong hơn một tháng. Dù vậy, số ca mắc COVID-19 mới trung bình mỗi ngày ở Mỹ vẫn tăng cao. Từ ngày 18/6 đến 18/7, số ca tăng từ 12.004 trường hợp/ngày lên 32.136 trường hợp/ngày. Cùng thời gian, số người nhập viện trung bình vì COVID-19 tăng 21% từ 16.000 người lên hơn 19.000 người.

Tại Israel đã có 11 triệu liều vaccine được tiêm và 59,5% dân số tiêm đủ hai mũi. Chính phủ đã sẵn sàng cho các chính sách mở cửa nhưng đại dịch đã lập tức tấn công. Ngay sau khi gỡ bỏ các lệnh hạn chế, tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh với số ca nhiễm mới trung bình là trên 1.000 ca/ngày, mức cao kỷ lục tính từ tháng Ba năm nay. Israel đang chìm trong làn sóng lây nhiễm virus với 153 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch vào ngày 27/7, so với số lượng chỉ ở mức một con số cách đây một tháng. Quy định bắt buộc đeo khẩu trang được áp dụng trở lại. Ngày 30/7, Israel đã bắt đầu tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 cho nhóm đối tượng trên 60 tuổi.

Sự bùng phát đã làm dấy lên những lo ngại về hiệu quả lâu dài của vaccine

Nghiên cứu do Pfizer và BioNTech tiến hành trên 42.000 tình nguyện viên bắt đầu từ tháng 7/2020 cho thấy vaccine Pfizer giảm hiệu lực trước biến thể Delta. Một nửa số tình nguyện viên được chủng ngừa, trong khi nửa còn lại được dùng giả dược. Cả hai nhóm đều nhận được hai mũi tiêm cách nhau ba tuần. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi các tình nguyện viên trong sáu tháng sau khi chủng ngừa, cho đến ngày 13/3/2021.

Từ một tuần đến hai tháng sau liều thứ hai, hiệu quả là 96,2%. Trong khoảng thời gian từ hai đến bốn tháng sau khi tiêm chủng, hiệu quả giảm xuống còn 90,1%. Từ bốn tháng sau khi tiêm chủng đến thời điểm kết thúc vào tháng 3/2021, con số này là 83,7%. Kết quả nghiên cứu về việc hiệu quả vaccine suy giảm theo thời gian cho thấy hai liều vaccine sẽ không đủ để bảo vệ lâu dài. Công bố ngày 28/7 của Pfizer nhấn mạnh liều thứ ba của vaccine Pfizer có thể "tăng cường" mạnh mẽ khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta.

Tiêm vaccine COVID-19 chỉ là sự khởi đầu trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh ảnh 2
Các loại vaccine cho thấy sự suy yếu theo thời gian.

Giám đốc điều hành Stéphane Bancel của Moderna cũng đã chia sẻ với báo chí vào tháng 6/nhiênhiê: “Chúng tôi tin rằng vaccine sẽ không cung cấp khả năng miễn dịch suốt đời. Chúng ta sẽ cần tiêm các mũi tăng cường vì virus sẽ không biến mất trong tương lai gần”.

Biến thể Delta Plus mới xuất hiện cũng đang gây nguy hiểm cho hơn mười quốc gia, có nước chỉ ghi nhận một vài trường hợp nhưng cũng nơi số bệnh nhân mắc lên tới hàng trăm. Một số nghiên cứu đang được tiến hành ở Ấn Độ và trên toàn cầu để kiểm tra hiệu quả của vaccine đối với biến thể mới này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồi cuối tháng Sáu thông báo đang theo dõi cả biến thể Delta và Delta Plus, nhưng cho biết biến thể sau hiện chưa phổ biến.

Các chương trình tiêm chủng quốc gia mới chỉ là sự khởi đầu

Các quốc gia bùng dịch trở lại đang tiếp tục thắt chặt nhiều biện pháp khống chế dịch bệnh, yêu cầu người dân đeo khẩu trang và hạn chế di chuyển. Các quán bar, tụ điểm đông người tại Hà Lan và Israel đã bắt buộc phải đóng cửa. Trung Quốc khoanh vùng, hạn chế tiếp xúc và nghiêm cấm người dân di chuyển giữa các vùng. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, Chính phủ siết chặt các quy định về giãn cách xã hội trên hầu như toàn quốc. Các chính sách về giãn cách xã hội và ý thức của người dân vẫn đang là vũ khí hàng đầu để chống lại đại dịch COVID-19. Mọi sự chủ quan đều có thể phải trả giá đắt trong thời điểm hiện tại.

Tiêm vaccine COVID-19 chỉ là sự khởi đầu trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh ảnh 3
Người dân lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại Hàn Quốc.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm cách cải tiến các loại vaccine. Thử nghiệm vaccine COVID-19 dạng hít ở Trung Quốc được tiến hành trên 130 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên được tiêm một liều vaccine Ad5-nCoV trước sau đó được cho sử dụng liều vaccine này bằng dạng hít khí vào 28 ngày sau đó. Theo các nhà nghiên cứu, các tình nguyện viên đã tạo ra phản ứng kháng thể trung hòa mạnh mẽ.

Tại Israel, công ty Oramed hiện khởi động một công ty mới trực thuộc là Oravax, sử dụng công nghệ viên nang từ sản phẩm insulin dạng uống để sản xuất vaccine ngừa COVID-19 dạng viên. Công ty đã đề nghị tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở nhiều nước và hy vọng bắt đầu ở Israel đầu tiên trong vài tuần tới, hiện đang chờ Bộ Y tế nước này chấp thuận.

Tiêm vaccine COVID-19 chỉ là sự khởi đầu trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh ảnh 4
Các loại thuốc đặc trị COVID-19 vẫn đang cần nghiên cứu thêm.

Việc phát triển một loại thuốc điều trị COVID-19 là sứ mệnh mà các nhà khoa học phải thực hiện để sớm đẩy lùi đại dịch. Tuy nhiên, virus biến đổi liên tục khiến việc tìm ra một loại thuốc hiệu quả là thách thức lớn.

Vài tuần trước, các nhà khoa học tại Viện Hóa học Việt Nam đã công bố tổng hợp thành công một thuốc kháng virus mới favipiravir với cơ chế hoạt động tương tự như thuốc remdesivir. Mặc dù đây mới là các kết quả ban đầu trong phòng thí nghiệm, nhưng được xem là tín hiệu đáng mừng mà các nhà khoa học nước nhà mang lại.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.