Tìm ra mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nghiên cứu mới đây trên hàng trăm nghìn bệnh nhân mắc COVID-19 tại các bệnh viện ở Ontario, Canada đã cho thấy mối liên quan giữa mức độ nghiêm trọng của việc mắc bệnh và ô nhiễm không khí nói chung. Giới chuyên gia cho rằng điều này càng củng cố thêm bằng chứng hiện có cho thấy ô nhiễm không khí là "kẻ giết người thầm lặng”.
Tìm ra mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và COVID-19

Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 150.000 bệnh nhân mắc COVID-19 ở Ontario, Canada vào năm 2020. Các nhà nghiên cứu đã phân loại số bệnh nhân COVID-19 nhập viện, các ca phải chăm sóc đặc biệt (ICU) và số người tử vong. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu được phát triển trước đó, kết hợp hồ sơ giám sát không khí với các nguồn khác để lập các cấp độ mô hình trên khắp tỉnh Ontario về 3 chất ô nhiễm phổ biến - hạt mịn, nitrogen dioxide và ozone tầng mặt đất.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các phản ứng nghiêm trọng hơn với virus SARS-CoV-2 có liên quan đến mức độ tiếp xúc lâu dài với các chất gây ô nhiễm không khí.

Cụ thể, bệnh nhân tiếp xúc với lượng hạt mịn nhiều hơn 25%, thì nguy cơ nhập viện sau khi mắc COVID-19 tăng 6% và tỷ lệ phải vào ICU tăng 9%. Nhóm nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan nào giữa tỷ lệ tử vong và việc tiếp xúc với các hạt này. Đối với nitrogen dioxide, các kết quả liên quan đến các vấn đề trên thấp hơn. Tuy nhiên, đối với ozone tầng mặt đất, nghiên cứu cho thấy đối với các trường hợp tiếp xúc với chất này nhiều hơn 25%, thì nguy cơ nhập viện tăng 15%, nguy cơ vào ICU tăng 30% và tỷ lệ tử vong tăng 18%.

Những chất gây ô nhiễm trên đều được biết đến là chất gây kích ứng phổi và chức năng của phổi, trong khi COVID-19 là một căn bệnh có ảnh hưởng đến phổi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Noel Quinn. Ảnh: Dương Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC
(Ngày Nay) - Nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) tại thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), chiều 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende và tiếp Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh).
Mở rộng thị trường, tăng cường cảnh báo thương mại
Mở rộng thị trường, tăng cường cảnh báo thương mại
(Ngày Nay) - Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD.
Nhiều điểm sáng trong thị trường xuất nhập khẩu cuối năm 2023
Nhiều điểm sáng trong thị trường xuất nhập khẩu cuối năm 2023
(Ngày Nay) - Trong tháng 11/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,88 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 25,83 tỷ USD.
Ra mắt sách 'Con cháu của họ cũng thế thôi'
Ra mắt sách 'Con cháu của họ cũng thế thôi'
(Ngày Nay) - Kế thừa di sản những tiểu thuyết xã hội của những nhà văn Victor Hugo, Émile Zola, Balzac, Con cháu của họ cũng thế thôi mô tả một nước Pháp của thập niên 90 đang rệu rã trong cơn sốt giải công nghiệp hoá diễn ra ở Pháp nói riêng và ở các nước phát triển nói chung từ thập niên 1970, do những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp.