Các nhà khoa học khác trước đây đã phát hiện ra đồng vị sắt hiếm gặp đó trong lớp vỏ đại dương sâu. Được gọi là sắt-60. Nhưng sắt-60 trong lớp vỏ có khả năng định cư trên bề mặt Trái Đất hàng triệu năm trước, trái ngược với những gì được tìm thấy trong tuyết mới ở Nam Cực đã tích lũy trong hai thập kỷ qua.
Các vật thể ngoài vũ trụ từ bụi đến thiên thạch thường rơi xuống Trái Đất, nhưng chúng thường được làm bằng các vật liệu giống như hành tinh của chúng ta, vì mọi thứ trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả Mặt Trời, được lắp ráp từ cùng một “tòa nhà” hàng tỷ năm trước. Nhưng sắt-60 không nằm trong số những vật liệu phổ biến đó, nên nó phải đến từ một nơi nào đó ngoài hệ Mặt Trời.
"Một thiên thạch là một sự kiện rất hiếm. Kích thước vật thể càng nhỏ thì nó càng phong phú. Các hạt bụi sẽ rơi xuống bề mặt Trái Đất thường xuyên hơn, nhưng lấy chúng ra từ vô số các hạt khác xung quanh là một nhiệm vụ khó khăn", nhà thiên văn học Avi Loeb của Harvard nói.
Tại Nam Cực, các nhà nghiên cứu cần tính đến các nguồn đồng vị trên Trái Đất có thể, như từ các nhà máy điện hạt nhân và thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Số lượng sắt-60 có thể được sản xuất bởi các lò phản ứng hạt nhân, các thử nghiệm và tai nạn như thảm họa năm 2011 ở Fukushima và các nhà nghiên cứu chỉ tính được một lượng rất nhỏ.
Các ngôi sao phóng ra một loạt các hạt nhỏ trong suốt cuộc đời của chúng, ngoài ra còn có tất cả ánh sáng và sức nóng. Nhưng khi các ngôi sao trẻ hơn, chúng thường thải ra các kim loại nhẹ hơn. Sắt-60 và “anh em họ” của nó, sắt-56 thường là nguyên tố cuối cùng mà một ngôi sao có thể tạo ra trong khi vẫn tạo ra năng lượng, và sau những bước cuối cùng của sự sống, nó phát nổ. Tuy nhiên, chỉ những ngôi sao nặng gấp hàng chục lần Mặt Trời của chúng ta mới có thể tạo ra đồng vị sắt. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là sắt-60 được tìm thấy ở Nam Cực có nguồn gốc từ bên ngoài hệ Mặt Trời.