Tín dụng tiêu dùng: từ sắc ‘đen’ đến ‘trắng’

(Ngày Nay) -Tín dụng tiêu dùng đang trên đà phát triển mạnh mẽ với những lợi ích tốt đẹp mà các khoản vay này mang lại cho người đi vay, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh mảng cho vay tín chấp đến những cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, vốn là “sân chơi” của tín dụng “đen” trong nhiều năm qua.
 
Các tổ chức tín dụng đẩy mạnh mảng cho vay tín chấp, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen
Các tổ chức tín dụng đẩy mạnh mảng cho vay tín chấp, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen

Vay vốn dễ hơn

Khởi nghiệp đã khó, có tiền để lập được nghiệp lại càng khó hơn. Đến với nghề gỗ một cách tình cờ, người thợ mộc học việc năm nào nay đã khởi nghiệp thành công nhờ vào số vốn “mạnh dạn” vay ngân hàng. Đó là “giấc mơ có thực” của anh Luận, chủ xưởng gỗ Đại Luân, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. “Trở ngại lớn nhất là có số vốn đầu tiên để làm”, anh Luận nói. Chủ xưởng gỗ Đại Luân cho biết anh đã phải tính toán, tích cóp từng tiền đồng công hàng ngày để sắm sửa máy móc mới, rồi dần đi lên.

Cách đây vài năm, các ngân hàng còn ngại ngần cho cá nhân, hộ kinh doanh cá thể vay vì đặc thù các khoản vay tín chấp này không có tài sản đảm bảo, nhiều rủi ro. Còn ngày nay, những chủ hộ kinh doanh như anh Luận đã có “đường” tiếp cận được với các tổ chức tín dụng chính thức.

Tư duy cho vay – đi vay ngày nay đã khác. Nếu có một kế hoạch rõ ràng, sẽ có không ít tổ chức tín dụng mạnh dạn cho các hộ kinh doanh cá thể hay cá nhân vay vốn để làm ăn. Chẳng hạn như trường hợp chú Cường, người nông dân ở miền Tây khởi nghiệp với tiệm may tại TP.HCM với một số vốn từ ngân hàng VPBank.

Sau những thành công ban đầu với thương hiệu cho vay tiêu dùng FE Credit, VPBank hiện là một trong số ít ngân hàng đẩy mạnh giải ngân các khoản vay nhỏ lẻ, tín chấp hoặc thế chấp, phục vụ cho các đối tượng cụ thể cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các hộ kinh doanh cá thể. Tỉ trọng cho vay cá nhân của VPBank thuộc vào nhóm cao nhất thị trường, chiếm 71% tổng thu nhập hoạt động trong năm 2017.

Thực tế, trước khi thị trường cho vay tín chấp bắt đầu vào guồng, các khoản vay tiêu dùng hiện đã và đang phát triển mạnh mẽ, như các khoản vay mua sắm, nhà xe hay điện máy.

Ước tính của Stoxplus cho biết năm 2016, quy mô tín dụng tiêu dùng chiếm 9,8% trên GDP, cao hơn nhiều so với con số 5,2% của năm 2013. Theo Stoxplus, tiềm năng thị trường cho vay tiêu dùng vẫn còn phát triển vì tỉ lệ vay mượn tiêu dùng của người Việt vẫn còn thấp hơn so với các bài học các nước xung quanh.

Nếu như doanh nhân chưa bao giờ thôi sôi sục tinh thần khởi nghiệp, thì những cá nhân trong xã hội cũng có khát khao riêng. Có những khoản vay với mục đích tạo sinh kế qua ngày, cũng có những khoản vay tạo niềm vui qua các sản phẩm di động hay điện máy, nhưng điểm chung là họ đã bước đến gần hơn với giấc mơ của mình. Các ngân hàng đã sẵn sàng tiếp sức cho giấc mơ đó.

Tín dụng tiêu dùng: từ sắc ‘đen’ đến ‘trắng’ ảnh 1Những chủ hộ kinh doanh nđã có “đường” tiếp cận được với các tổ chức tín dụng chính thức

Giảm tín dụng “đen”

Không chỉ giúp cho cuộc sống của những người đi vay tiêu dùng trở nên tốt đẹp hơn, về tổng thể, thị trường cho vay cũng đang dần có những chuyển biến mới nhờ các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay tín chấp để kinh doanh hay tiêu dùng.

Tư tưởng này đã thay đổi quan điểm về tư duy cho vay và đi vay từ trước đến nay của thị trường. Ít ai nghĩ rằng các tổ chức ngân hàng sẽ chấp nhận mở hầu bao cho vay “nóng”, vốn là lãnh địa của tín dụng “đen” trong nhiều năm qua.

Một thống kê hiếm hoi vào năm 2013 từ các chuyên gia cho biết, quy mô thị trường tín dụng đen chiếm khoảng 30% trên GDP, tương đương 50 tỉ USD. Còn theo số liệu từ Worldbank, năm 2014, tỉ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) có ít nhất một khoản vay trong vòng 1 năm trở lại là 46,8%, tuy nhiên, tỉ lệ người có khoản vay tại các tổ chức tài chính chính thức chỉ ở mức 18,4%. Rõ ràng, nếu không vay được ở thị trường chính thức, họ sẽ phải xoay sở ở phía còn lại.

Trong khi đó, các ngân hàng đã gửi thông điệp đến những người có nhu cầu về vốn, là hãy tự tin tìm đến sân chơi mới. Nhiều ngân hàng ngày nay ngày nay tập trung vào phân khúc tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả hộ gia đình với đặc điểm chung là không có tài sản đảm bảo. Thực tế, VPBank không chỉ rót tiền cho vay, mà còn mạnh tay đầu tư phát triển cả những sản phẩm dành riêng cho nhóm đối tượng này. Chẳng hạn như sản phẩm quản lý dòng tiền hay thẻ tín dụng VPBiz dành cho doanh nghiệp để chi tiêu.

Với quy mô lợi nhuận năm 2017 lên đến hơn 8.130 tỉ đồng (chỉ xếp sau nhóm 3 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước lớn), VPBank đang có nhiều lợi thế trong việc phát triển mảng cho vay nhiều rủi ro. Gần một nửa lợi nhuận của ngân hàng đóng góp từ thương hiệu cho vay tiêu dùng FE Credit, hiện chiếm hơn một nửa thị phần. Nếu như FE Credit đã giúp VPBank lột xác từ một ngân hàng nhỏ lên Top 5 trong giai đoạn 2012 – 2017, thì những lãnh đạo ngân hàng đang đặt ra kì vọng chiến lược mở rộng đối tượng cho vay tín chấp, các khoản vay tiêu dùng và kinh doanh nhỏ lẻ sẽ giúp ngân hàng tạo đà tăng trưởng mới trong tương lai.

Trên góc độ các tổ chức tín dụng, việc phát triển các khoản vay tín chấp là không dễ dàng. Lãi suất của những khoản vay tiêu dùng, hay cho vay tín chấp sẽ phải cao hơn những khoảng vay thông thường vì đặc thù rủi ro, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định. Chính vì thế, phát triển được mảng cho vay tín chấp, các khoản vay nhỏ lẻ được hay không còn phụ thuộc nhiều vào khả năng quản trị rủi ro ở các ngân hàng.

Trong khi các ngân hàng đã sẵn sàng với cuộc chơi mới, những quy định chính thức vào đầu năm ngoái của cơ quan quản lý sẽ giúp thị trường này phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Chẳng hạn như làm rõ khái niệm cho vay tiêu dùng, đơn giản hóa các điều kiện cho vay, quy định cụ thể về phương thức cho vay, làm rõ vấn đề lãi, phí và có khung lãi suất chung, điều gây ra nhiều tranh cãi trước đây trên thị trường tín dụng tiêu dùng khi ở thuở đầu phát triển.

Có thể nói, nhờ những tổ chức tín dụng chính thức tham gia cuộc chơi nhiều hơn mà nhiều người trong xã hội không bị gạt khỏi lề cuộc sống. Những khoản vay dù là tín chấp hay tiêu dùng, cũng đã và đang thay đổi đáng kể đời sống và môi trường kinh doanh trong thời gian qua.

TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).