Giàn khoan Hải Dương 981 tiếp tục dịch chuyển?
Theo tin từ phóng viên đang có mặt tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 17/6, biên đội Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam triển khai nhiều biện pháp tăng cường giám sát, xác định dấu hiệu dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương 981.
Tàu kéo của Tổng công ty dầu khí Trung Quốc cản phá tàu cảnh sát biển Việt Nam. |
Theo thông tin ghi nhận trên màn hình radar của một đơn vị tàu thuộc lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngày 17/6, giàn khoan Hải Dương 981 có dấu hiệu dịch chuyển ở biên độ 0,7 hải lý so với vị trí ban đầu.
Tuy nhiên, thông tin này chưa được khẳng định, bởi các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp quan sát khác và theo ý kiến chuyên môn, cũng có thể là sai số kỹ thuật cho phép.
Đáng chú ý, qua tăng cường quan sát, biên đội Kiểm ngư Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 đã hạ thấp hai cẩu, đây là dấu hiệu giống với công tác chuẩn bị cho việc di chuyển.
Trung Quốc lại tăng số lượng tàu ở khu vực giàn khoan trái phép
Khác với thường lệ, diễn biến ngày 17/6, ghi nhận nhiều thay đổi liên tiếp. Tại Hà Nội, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, phía Trung Quốc tăng số tàu lên thành 136 chiếc, tăng 17 tàu so với ngày 16/6 là 119 tàu, đồng thời giảm một máy bay và một tàu quân sự quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Trong số đó có 37-39 tàu Hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 18-20 tàu kéo, 50-58 tàu cá, 5 tàu quân sự và 1 máy bay trực thăng hạ xuống giàn khoan Hải Dương 981 lúc 9h 36.
Cung cấp thông tin tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tàu Trung Quốc vẫn tiếp cận tàu Kiểm ngư nhằm vây ép, chặn hướng các tàu Kiểm ngư, khoảng cách gần nhất là 30-50m và tăng tốc độ sẵn sàng đâm va vào các tàu của ta.
Trong ngày, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc được sự hỗ trợ của tàu Hải cảnh có số hiệu 46012 của Trung Quốc tiến hành dàn hàng ngang, ngăn chặn tàu cá của ta ở phạm vi cách giàn khoan khoảng 30 hải lý.
Tuy nhiên, tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ tại hiện trường và tổ chức tiếp cận để tuyên truyền, đấu tranh và thực thi pháp luật cách giàn khoan từ 9-10 hải lý đồng thời phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước đó, ngày16/6, tại Hà Nội, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, Trung Quốc huy động hai máy bay cánh bằng liên tục lượn quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Các tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu kéo của Trung Quốc đã vây ép, chặn hướng và tăng tốc độ sẵn sàng đâm va khi các tàu của ta cơ động tiếp cận ở khoảng cách giàn khoan từ 9-11 hải lý.
Thứ nhất, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử đáng tin cậy và cơ sở pháp lý vững chắc về sự quản lý liên tục, có hiệu quả đối với Hoàng Sa bởi các chính quyền Việt Nam ít nhất từ thế kỷ 17.
Thứ hai, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực vào năm 1974. Việt Nam chưa bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc và liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa.
Thứ ba, yêu sách về “quyền lịch sử” không phù hợp với các quy định của UNCLOS. Đại sứ khẳng định lý lẽ bào chữa của Trung Quốc đối với vụ việc Hải Dương 981 là không đáng tin cậy cả trên thực tế và pháp lý.
Đại sứ Lương Thanh Nghị cũng lên án những hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay, như cố tình đâm và phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu dân sự Việt Nam, cố tình đâm chìm tàu cá Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều.
Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị. |
Australia, Chile phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Trong một diễn biến khác, báo chí Australia mới đây đã đăng tải hai bài viết của các nhà nghiên cứu và ngoại giao Trung Quốc với cùng nội dung “Việt Nam không có tuyên bố pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.”
Ngay sau khi các bài viết được đăng, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng về biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã phản hồi tới các tòa soạn, theo đó kịch liệt phản đối quan điểm của hai tác giả xung quanh vấn đề Biển Đông và những căng thẳng với Việt Nam trên Biển Đông hiện nay.
Về bài viết của Zhao Qinghai - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hợp tác và an ninh hàng hải, thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, đăng trên tờ The Australian Financial Review ngày 11/6, giáo sư Thayer khẳng định đây không phải là bài bình luận có tính chất học thuật khi chỉ nêu lại chính sách của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Giáo sư Thayer phản đối lập luận của ông Zhan rằng luật pháp quốc tế đứng về phía Trung Quốc vì giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng liền kề của Trung Quốc.
Theo giáo sư Thayer, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng một hạm đội tàu chiến và tàu vũ trang vào Biển Đông là hoàn toàn vô lý, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Giáo sư Thayer nhấn mạnh Trung Quốc cũng đang xuyên tạc Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 và ông Zhao đang tuyên truyền thông tin không đúng sự thật đó.
Giáo sư Thayer khuyên Trung Quốc nên phản ứng tích cực với những yêu cầu liên tục của Việt Nam về việc tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, ngày 12/6, Chủ tịch Viện Văn hóa Chile-Việt Nam, bà Patricia Abarzua Munoz đã gửi Tuyên bố của Viện Văn hóa Chile-Việt Nam đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, lên án hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế.
Tuyên bố nêu rõ: "Việc lắp đặt giàn khoan Hải Dương 981 vừa qua tại vùng biển của Việt Nam do phía Chính phủ Trung Quốc thực hiện đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế quy định về cách hành xử của các nước tại Biển Đông.
Hành xử nghiêm trọng này ảnh hưởng nặng nề đến ổn định và hòa bình của khu vực, gây nguy hại cho hoạt động của thương mại quốc tế trên Biển Đông, cho các mối quan hệ thương mại đã được thiết lập giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngày 11/6, các hạ nghị sỹ trong Ủy ban Đối Ngoại Hạ nghị viện Chile đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Các hạ nghị sỹ đề nghị các bên hết sức kiềm chế, tránh làm cho tình hình tranh chấp trở thành cuộc xung đột vũ trang, đồng thời đề nghị các bên tôn trọng các cam kết của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.