Tọa đàm về văn học Việt Nam tại Hội chợ Sách Quốc tế lần thứ 17 ở Venezuela

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, trong khuôn khổ các hoạt động của Hội chợ Sách Quốc tế lần thứ 17 tại Venezuela (FILVEN 2021), ngày 6/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Khái quát về nền Văn học Việt Nam", theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Đại sứ Việt Nam tại Venezuela Lê Viết Duyên và các khách mời tham gia buổi giới thiệu về văn học Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát
Đại sứ Việt Nam tại Venezuela Lê Viết Duyên và các khách mời tham gia buổi giới thiệu về văn học Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát

Sự kiện có sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Venezuela Lê Viết Duyên, Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, đại diện Nhà Hữu nghị Venezuela-Việt Nam, Phòng Thương mại Venezuela – Việt Nam cùng các khách mời là các nhà văn, nhà thơ và bạn bè sở tại.

Phát biểu tại sự kiện, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp đã trình bày khái quát các giai đoạn chính của nền văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, đồng thời nhấn mạnh, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã xây dựng được một nền văn học vô cùng phong phú, phản ánh chân thực những biến động lịch sử và tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Ông Nguyễn Đăng Điệp cho biết, bắt đầu từ thế kỷ XII- XIII, cùng với sự phát triển cao độ của ý thức dân tộc, chữ Nôm ra đời và đạt thành tựu lớn với Quốc Âm thi tập của thi hào Nguyễn Trãi. Đây là tập thơ đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc bằng ngôn ngữ dân tộc một cách hoàn chỉnh. Từ thế kỷ XVI trở đi, văn học chữ Nôm ngày càng phát triển và dần lấn át văn học chữ Hán. Thành tựu của văn học chữ Nôm được kết tinh cao độ trong sáng tác của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Đặc biệt, với kiệt tác Truyện Kiều, thiên tài văn học Nguyễn Du đã đưa tiếng Việt trở thành thứ ngôn ngữ sang trọng, chuẩn mực, đủ sức diễn tả tinh tế, sâu sắc mọi cung bậc của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn.

Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam nhấn mạnh, sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1986 đến nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, văn học Việt Nam đã chính thức tham gia vào chuyển động văn hóa toàn cầu, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng văn hóa hiện đại và hậu hiện đại, vừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sản sinh ra một thế hệ nghệ sĩ tài năng mới đã xuất hiện và có nhiều đóng góp đáng chú ý.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp kết luận, trong quá trình phát triển, xuyên suốt nền văn học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Tuy ở mỗi thời đại, chủ nghĩa yêu nước được bộc lộ khác nhau và mang sắc thái khác nhau, nhưng về cơ bản, đó là ý chí độc lập tự cường, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, là khát vọng xây dựng đất nước cường thịnh. Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với tình yêu thương đồng loại, yêu chuộng hòa bình, thông cảm sâu sắc với nỗi đau của nhân dân, căm thù áp bức, bất công tàn bạo, chan hòa với môi trường sinh thái. Đây cũng là hai truyền thống quý báu được hun đúc trong trường kì lịch sử và được bộc lộ sinh động trong một nền văn học thống nhất gồm 54 dân tộc anh em.

Tọa đàm về văn học Việt Nam tại Hội chợ Sách Quốc tế lần thứ 17 ở Venezuela ảnh 1
Các diễn giả tham dự buổi toạ đàm. Ảnh: TTXVN phát

Về phần mình, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ những tình cảm sâu đậm, kỷ niệm khó quên về đất nước và nhân dân Venezuela yêu chuộng hòa bình, luôn bày tỏ sự ủng hộ vô điều kiện đối với Việt Nam trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ; nhấn mạnh tuy đang trải qua những khó khăn vô cùng to lớn, bị bao vây, cấm vận, việc Venezuela tổ chức Hội chợ Sách Quốc tế 2021 là minh chứng cho thấy “không một thế lực nào có thể dập tắt được tri thức và cái đẹp. Sách chính là nơi chứa đựng trí tuệ nhân loại, chứa đựng những vẻ đẹp văn hóa, chứa đựng những giấc mơ đẹp đẽ của mỗi con người mà không một quyền lực nào có thể khuất phục”.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tin tưởng chắc chắn rằng, tri thức và những vẻ đẹp nhân văn mà những cuốn sách được triển lãm tại FILVEN 2021 mang lại sẽ đưa con người đi qua mọi khó khăn và thách thức để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Ông Nguyễn Quang Thiều cũng bày tỏ mong muốn mời các nhà văn, nhà thơ Venezuela sang Việt Nam nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giao lưu nhằm tăng cường sự hiểu biết về nền văn học của hai quốc gia.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.