Toàn hệ thống Giáo dục tăng cường GD đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ

Sáng 12/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và đối thoại với thanh niên với chủ đề "Khát vọng thanh niên Việt Nam - vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh". Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đại diện Bộ GD&ĐT dự buổi đối thoại và trả lời những câu hỏi của các đại biểu.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc giải đáp câu hỏi của các đại biểu.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc giải đáp câu hỏi của các đại biểu.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Duy Quân về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư đang tích cực rà soát, xây dựng chương trình giáo dục lý luận chính trị mới trong cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, nhiều nội dung, phương pháp môn học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ đổi mới để lôi cuốn người học hơn. Nhiều thầy cô đã bước đầu thay đổi phương pháp dạy học, khiến môn học trở nên rất hấp dẫn. Hiện nay, Bộ GD&ĐT cơ bản đã hoàn thiện và sẽ ban hành chương trình mới trong thời gian sắp tới.

Để xây dựng đất nước giàu lên thì phải có văn hóa, giữ gìn truyền thống tốt đẹp thì mới thực sự xây dựng đất nước hạnh phúc. Mong Hội Liên hiệp Thanh niên, mỗi đại biểu là một đại sứ trong việc này vì đây là trách nhiệm chung của chúng ta. Chính phủ, Bộ GD&ĐT mong muốn thế hệ trẻ cùng chung tay góp sức vào, vì đây là trách nhiệm chung của chúng ta.  

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc

Nói rộng về vấn đề liên quan tới giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT đã nhấn mạnh dạy chữ song song với dạy người. Toàn bộ hệ thống GD-ĐT đã nhấn mạnh nội dung này. Vừa qua, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, Ban Bí thư cũng nhấn mạnh phải tăng cường nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hương Giang- Phó chủ tịch Hội sinh viên Đại học Hàng hải Việt Nam về vấn đề tìm kiếm việc làm cho sinh viên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: Việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội là mục tiêu hiện nay của ngành giáo dục.

Trong những năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm để tăng thêm sự minh bạch cho người học, phụ huynh. Tuy nhiên, về sự tin cậy, chính xác của các số liệu được công bố là điều cần phải xem xét. Do đó, hiện Bộ GD&ĐT đang học tập kinh nghiệm quốc tế, có những giải pháp nâng cao tính chính xác của số liệu.

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, trong kiểm định chương trình, Bộ GD&ĐT có yêu cầu bắt buộc khi xây dựng chương trình phải lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp. Sự gắn kết là một yêu cầu bắt buộc để việc đào tạo của nhà trường phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội.

“Ngoài ra, hiện trong các hoạt động, không chỉ về đào tạo mà nghiên cứu khoa học, chúng tôi đều chỉ đạo các trường gắn kết, xem doanh nghiệp và người sử dụng lao động là đối tác vô cùng quan trọng, có thể nói là sống còn, ảnh hưởng đến sự phát triển của các trường đại học, để việc đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, để các em ra trường phải tìm được việc làm”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nói.
Theo GD&TĐ
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.