Tổng thống Pháp thực hiện chuyến công du đầu tiên đến Đức sau 24 năm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chuyến công du kéo dài 3 ngày của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Đức được cho là cơ hội thể hiện khả năng của “cặp đôi lãnh đạo then chốt” của Liên minh châu Âu (EU) trong việc thiết lập chương trình nghị sự của khối hai tuần trước EU bước vào cuộc bầu cử Nghị viện căng thẳng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Theo trang tin Bloomberg, mặc dù Tổng thống Macron thường xuyên tới Berlin song chuyến công du của ông Macron tới thủ đô Berlin lần này được cho là chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Pháp tới Đức trong 24 năm. Chuyến công du cấp nhà nước của Tổng thống Pháp gần đây nhất tới Đức là chuyến công du của Thủ tướng Jacques Chirac vào năm 2000.

Chuyến đi của ông Macron sẽ bắt đầu vào chiều Chủ nhật bằng một ngày hội đàm với người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier, người có vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ so với quyền lực của Tổng thống Pháp.

Chuyến thăm sẽ được xem như một cuộc kiểm tra mối quan hệ Đức-Pháp vốn thúc đẩy việc hoạch định chính sách của EU, vào thời điểm có những thách thức lớn đối với châu Âu, từ cuộc chiến Ukraine đến khả năng ứng cử viên Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Macron, chương trình đáng chú ý nhất sẽ là cuộc họp liên chính phủ vào ngày 28/5 tại Meseberg ngoại ô Berlin. Tại đây, hai chính phủ sẽ ngồi xuống tìm ra điểm chung về hai vấn đề chính mà họ phải đi đến thống nhất, đó là năng lực quốc phòng và khả năng cạnh tranh.

Hai nước cũng sẽ cố gắng tìm ra điểm chung trong chương trình nghị sự của EU trong 5 năm tới, trước sự thể hiện mạnh mẽ dự kiến của phe cực hữu trong cuộc bầu cử nghị viện EU vào ngày 6-9/6 khiến việc ra quyết định của EU trở nên khó khăn hơn.

Từ lâu, Tổng thống Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz – người lên nắm quyền cuối năm 2021 - có phong cách lãnh đạo rất khác nhau và đã công khai xung đột về các vấn đề bao gồm quốc phòng đến năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, gần đây, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa hiệp trên nhiều lĩnh vực, từ cải cách tài chính đến trợ cấp thị trường, cho phép EU đạt được các thỏa thuận và thể hiện một mặt trận đoàn kết hơn.

Ông Yann Wernert tại Viện Jacques Delors ở Berlin nhận định: “Có những căng thẳng trong mối quan hệ Đức-Pháp, nhưng cái chính ở đây là họ đã giải quyết một số thách thức khó khăn”.

Mujtaba Rahman, giám đốc điều hành khu vực châu Âu tại tổ chức tư vấn Eurasia Group cho biết, chuyến thăm là một nỗ lực ở cấp độ chính trị cao nhất để chứng minh rằng mối quan hệ đang tiến triển. Tuy nhiên, ông này vẫn cho rằng còn những khoảng trống cơ bản về những vấn đề lớn đang rình rập EU.

Một trong những khoảng trống đó là về khả năng phòng thủ của châu Âu, đặc biệt nếu ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5/11 tới. Các chuyên gia quốc phòng coi ông Trump là một đồng minh đối với châu Âu kém tin cậy so với Tổng thống Joe Biden.

Đầu năm nay, cựu Tổng thống đảng Cộng hòa Trump nói rằng ông sẽ không bảo vệ các thành viên NATO khỏi một cuộc tấn công trong tương lai của Nga nếu sự đóng góp của các nước đó cho liên minh quốc phòng không đủ.

Pháp, quốc gia có vũ khí hạt nhân, đã thúc đẩy một châu Âu tự chủ hơn về các vấn đề quốc phòng, không đồng tình trước quyết định của Đức mua phần lớn thiết bị của Mỹ nhằm tạo ra “lá chắn phòng không” theo Sáng kiến Sky Shield của châu Âu.

Về phần mình, Đức cho biết không có giải pháp thay thế nào đáng tin cậy hơn việc sử dụng vũ khí Mỹ và châu Âu không có thời gian chờ đợi ngành công nghiệp quốc phòng trong nước chuẩn bị sẵn sàng cho các mối đe dọa như mối đe doạ từ Nga.

Máy bay mới của Bamboo Airways tại sân bay Nội Bài
Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của tàu bay mới của Bamboo Airways
(Ngày Nay) - Tối ngày 25/4/2024, chiếc máy bay Airbus A320 mang số hiệu RP-C9799 đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chính thức gia nhập đội bay Bamboo Airways. Đây là máy bay thuê ướt thứ 3 mà Bamboo Airways đã nhận từ đầu năm 2024 đến nay trong nỗ lực tăng nguồn cung cho thị trường hàng không nội địa.
Lần đầu Interpol có Tổng thư ký đến từ quốc gia đang phát triển
Lần đầu Interpol có Tổng thư ký đến từ quốc gia đang phát triển
(Ngày Nay) - Ngày 25/6, tại thành phố Lyon, Pháp, Ủy ban điều hành của Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) đã bầu ông Valdecy Urquiza – người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế của Cảnh sát liên bang Brazil – làm Tổng thư ký nhiệm kỳ mới. Đây là lần đầu tiên một quan chức cảnh sát từ một quốc gia đang phát triển được bầu vào vị trí này.
Các nhà khoa học Mexico cảnh báo nguy cơ đại tuyệt chủng cận kề
Các nhà khoa học Mexico cảnh báo nguy cơ đại tuyệt chủng cận kề
(Ngày Nay) - Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái Đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6, đồng thời cảnh báo nếu nhân loại không khẩn trương ngăn chặn tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học do ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu, sự tồn tại của loài người có thể sẽ chấm dứt trong vòng 200 năm tới.
Dấu ấn hoa dương đào trên đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Dấu ấn hoa dương đào trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Louis Comfort Tiffany không chỉ say mê sáng tạo nghệ thuật mà còn có niềm yêu thích đặc biệt với cây dương đào. Loài hoa xinh đẹp này vừa tô điểm cho khu vườn nhà ông vừa trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của Tiffany Studios.
Hơn 1 triệu thí sinh làm thủ tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
Hơn 1 triệu thí sinh làm thủ tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
(Ngày Nay) -  Chiều 26/6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước có mặt tại điểm thi để làm thủ tục dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2024, nghe phổ biến quy chế thi, kiểm tra thông tin và đính chính sai sót (nếu có). Từ 8 giờ sáng 26/6, cán bộ làm công tác coi thi đã đến điểm thi để được quán triệt về Quy chế và triển khai các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ coi thi.