Tổng tư lệnh quân đội lãnh đạo cuộc đảo chính ở Myanmar là ai?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hôm 1/2, chính biến xảy ra ở Myanmar, nhiều người quan tâm đến danh tính của Tổng tư lệnh quân đội đã lãnh đạo cuộc đảo chính, nắm quyền kiểm soát đất nước.
Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing. (Ảnh: Reuters)
Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing. (Ảnh: Reuters)

Sáng 1/2, đảo chính xảy ra ở Myanmar sau khi cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác của đảng cầm quyền đã bị quân đội bắt giữ. Sau sự kiện này, binh sĩ đã được triển khai bên ngoài tòa thị chính ở thành phố lớn nhất Myanmar, Yangon, vào ngày 1/2. Quân đội cũng hiện diện ở thủ đô ở Naypyitaw.

Giới chức quân đội Myanmar tuyên bố, họ tiến hành các vụ bắt giữ này để phản ứng lại những gian lận đã xảy ra trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái ở Myanmar. Đồng thời, quân đội nước này cho rằng, hành động của họ là cần thiết để bảo vệ “sự ổn định” của đất nước, cáo buộc ủy ban bầu cử quốc gia đã không giải quyết “những sai phạm lớn” trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020.

Sau đảo chính hôm 1/2, Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp và Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing đã lên nắm quyền. Thống tướng Min Aung Hlaing được coi là nhân vật quyền lực nhất Myanmar.

Ông Min Aung Hlaing sinh ngày 3/7/1956 tại Tavoy (nay là thành phố Dawei), Myanmar. Cha của ông - Thaung Hlaing, là kỹ sư xây dựng, từng làm việc tại Bộ Xây dựng Myanmar.

Trước khi gia nhập Học viện Quốc phòng năm 1974, ông Min Aung Hlaing theo học và nghiên cứu luật tại Đại học Khoa học và Nghệ thuật Rangoon từ năm 1972 đến năm 1973.

Tháng 12/1977, ông tốt nghiệp Học viện Quốc phòng Myanmar và được phong quân hàm Thiếu úy. Sau khi tốt nghiệp, Min Aung Hlaing tiếp tục đảm nhiệm các vị trí chỉ huy ở bang Mon và vào năm 2002, ông giữ chức chỉ huy của Bộ chỉ huy vùng Tam giác Vàng ở bang Đông Shan và là nhân vật trung tâm trong các cuộc đàm phán với các nhóm nổi dậy.

Ông Min Aung Hlaing trở nên nổi tiếng vào năm 2009 sau khi lãnh đạo một cuộc tấn công chống lại nhóm nổi dậy mang tên Quân đội Liên minh Dân chủ Dân tộc Myanmar (MNDAA), nhóm nổi dậy chính tại khu vực Kokang thuộc bang Shan.

Tháng 6/2010, Min Aung Hlaing thay thế Tướng Shwe Mann làm Tham mưu trưởng lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân. Ngày 30/3/2011, ông trở thành Tổng tư lệnh mới của Các Lực lượng Vũ trang Myanmar, thay thế ông Than Shwe.

Ông cũng là thành viên của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia (NDSC) do Tổng thống Myanmar làm chủ tịch. Min Aung Hlaing được thăng cấp tướng 4 sao vào đầu năm 2011 và 5 sao vào tháng 3/2013.

Facebook đã cấm Min Aung Hlaing cùng với 19 quan chức và tổ chức hàng đầu khác của Myanmar khỏi nền tảng của mạng xã hội này, ngăn căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Myanmar. Hành động này diễn ra sau báo cáo điều tra của Liên hợp quốc, cho thấy một số lãnh đạo quân sự ở Myanmar bị cáo buộc có liên quan đến đàn áp tôn giáo và sắc tộc.

Theo VTC News
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.