TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 34%

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - TPBank tiếp tục đầu tư công nghệ và mở rộng mạng lưới LiveBanbk 24/7 lên 450-460 điểm. Ngân hàng dự kiến tổng tài sản tăng 9,36% lên 390.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp tăng 15,75% lên 251.821 tỷ đồng, huy động vốn tăng 3,31% lên 327.000 tỷ đồng.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 34%

Đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 34%, phấn đấu đạt mốc 15 triệu khách hàng

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) năm 2024, TPBank tiếp tục triển khai có hiệu quả "Chiến lược phát triển TPBank giai đoạn 2023-2028 và tầm nhìn đến 2035".

TPBank đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ là 7.500 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2023. Tổng tài sản dự kiến tăng 9,36% lên 390.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp tăng 15,75% lên 251.821 tỷ đồng, huy động vốn tăng 3,31% lên 327.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới mức 2,5%. TPBank chú trọng tăng trưởng mạnh cơ sở khách hàng, phấn đấu đạt mốc 15 triệu khách hàng trong năm nay.

Báo cáo tài chính sau kiểm toán 2023 ghi nhận lợi nhuận trước thuế của TPBank là 5.589 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.463 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận để lại chưa phân phối còn 3.697 tỷ đồng. Ngân hàng chưa có đề xuất chia cổ tức trong năm nay.

Nhằm đạt được các kế hoạch tăng trưởng đề ra, TPBank thực hiện một loạt các chiến lược kinh doanh như khai thác tệp khách hàng hiện hữu, linh hoạt điều chỉnh chính sách các sản phẩm vay, sản phẩm huy động; xây dựng chính sách khách hàng doanh nghiệp toàn diện; tiếp tục đầu tư lại danh mục trái phiếu chính phủ ở mức lãi suất tốt…

TPBank nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế (IFC, ADB, GCPF), triển khai các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trên toàn hệ thống TPBank, hướng tới phát triển bền vững.

HĐQT TPBank cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu Công ty tài chính cổ phần Handico (Hafic) để TPBank có công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Đầu tư phát triển công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng

Tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng số hàng đầu Việt Nam, năm 2024, TPBank thực hiện số hóa chuyên sâu, tập trung vào việc ứng dụng hiệu quả công nghệ mới hướng tới data driven (ra quyết định dựa trên số liệu).

Ngân hàng cũng tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ GenAI, ML, ChatGPT trong các hoạt động của ngân hàng, ứng dụng Computer Vision, BioCenter, triển khai CCCD gắn chip, VNeID vào hoạt động thực tế giảm rủi ro cho khách hàng, tiết kiệm chi phí. Ngân hàng cũng tập trung nguồn lực cho dự án nâng cấp Core Banking, nhằm nâng cao năng lực xử lý, tăng trưởng khách hàng, giao dịch nhanh, tích hợp dễ dàng với các hệ thống khác.

Hướng tới mục tiêu mở mới 20 LiveBank

Trong năm 2024, TPBank sẽ hoàn tất việc xây dựng, mở mới đối với 5 chi nhánh, 3 phòng giao dịch trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập mới trong năm 2023, song song với đó lên đề xuất kế hoạch phát triển mạng lưới 2024 trình NHNN chấp thuận.

Đồng thời, ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống mạnh lưới LiveBank, hướng tới mục tiêu mở mới 20 điểm trong năm 2024, nâng tổng số điểm LiveBank lên 450-460 điểm.

Dự kiến, Đại hội đồng cổ đông TPBank 2024 được tổ chức vào 8h30 ngày 23/4 tại Tầng 12A, Tòa nhà DOJI, số 5 Lê Duẩn, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.