TP.HCM lấy 14,8ha 'đất vàng' đổi 3,4km đường nhưng hơn 6 năm chưa được nhận

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Được kỳ vọng sẽ hoàn thành sau 24 tháng thi công góp phần kết nối, đoạn đường được đổi bằng mảnh đất định giá 1900 tỷ đồng với tổng chiều dài 3,4km cùng 3 cây cầu sẽ giảm ùn tắc giao thông tại khu Đông TP.HCM. Nhưng sau gần 6 năm khởi công xây dựng dự án con đường vẫn chưa hẹn thành hoàn thành.
Dù đã khởi công xây dựng từ tháng 4/2017 nhưng đến nay dự án đường song hành cao tốc Long Thành vẫn thi công ngổn ngang, … chưa hẹn ngày hoàn thành.
Dù đã khởi công xây dựng từ tháng 4/2017 nhưng đến nay dự án đường song hành cao tốc Long Thành vẫn thi công ngổn ngang, … chưa hẹn ngày hoàn thành.

Năm 2015, Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc đề xuất được làm dự án Đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đường song hành cao tốc Long Thành). Công trình được thực hiện theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng).

Dự án gồm 2 đoạn đường song hành bên phải tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng chiều dài gần 3,4 km, rộng 20 m, đáp ứng 4 làn xe, xây dựng 3 cầu mới. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong 24 tháng kể từ ngày khởi công.

TP.HCM lấy 14,8ha 'đất vàng' đổi 3,4km đường nhưng hơn 6 năm chưa được nhận ảnh 1

Vị trí đường song hành cao tốc Long Thành dài 3,4km từ đường Mai Chí Thọ quận 2 qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành đai 2.

Sau khi có ý kiến của các bộ, ngành và Chính phủ, ngày 10/10/2016, ông Lê Văn Khoa - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ký Quyết định số 5285/QĐ-UBND về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nói trên đối với Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc theo Điều 26 Luật Đấu thầu (lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt).

Tiếp đó, vào ngày 28/4/2017, UBND TP.HCM ký hợp đồng BT không chỉ với Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc mà còn cả với Công ty Cổ phần bất động sản Tiến Phước theo hình thức liên danh chủ đầu tư.

Vào ngày 29/4/2017, Liên danh Công ty TNHHH Nam Rạch Chiếc và Công ty Cổ phần BĐS Tiến Phước đã khởi công xây dựng dự án.

TP.HCM lấy 14,8ha 'đất vàng' đổi 3,4km đường nhưng hơn 6 năm chưa được nhận ảnh 2

Gần 2km đường song hành cao tốc Long Thành qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc về cơ bản đã thành hình, nhiều đoạn được trải nhựa.

Để thanh toán hợp đồng BT dự án nói trên, UBND thành phố chấp thuận bàn giao cho Liên danh chủ đầu tư khu đất hơn 14,8 ha tại phường An Phú, TP.Thủ Đức (trước đây là Q.2). Trong đó, đất ở, đất thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn là 8,8ha, còn lại là đất công trình nội khu, công cộng.

Lúc này, Công ty TNHH Bất động sản Nguyên Phương bất ngờ xuất hiện và đứng ra thay mặt Liên danh chủ đầu tư nhận hơn 14,8 ha tại phường An Phú, TP.Thủ Đức từ UBND thành phố.

Tại sao Công ty Cổ phần BĐS Tiến Phước và Công ty TNHH BĐS Nguyên Phương lại bất ngờ xuất hiện và được chấp nhận tham gia tại dự án BT kể trên? Điều đáng nói là Công ty TNHH BĐS Nguyên Phương được thành lập vào ngày 27/04/2017, tức chỉ trước 2 ngày khi dự án đường song hành cao tốc Long Thành chính thức được khởi công xây dựng.

Căn cứ theo Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND TP. HCM ban hành giá đất trên địa bàn áp dụng từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2019 thì giá đất ở khu vực phường An Phú, quận 2 (nay là TP.Thủ Đức) có mức từ 5,2 triệu đồng - 21 triệu đồng/m2.

Điều đáng nói là, theo hợp đồng ký giữa UBND Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đầu tư thì toàn tuyến 3,4km đường và 3 cầu được định giá là 800 tỷ đồng. Trong khi đó, theo khung giá được quy định vào thời điểm năm 2017, với 14,8 ha đất thanh toán giá trị hợp đồng BT, tính trung bình giá đất phường An Phú là 13 triệu đồng/m2 sẽ có giá trị hơn 1.900 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy, việc lấy đất để đổi thấy đường đã có dấu hiệu gây thất thoát khoảng 1.100 tỷ đồng của Nhà nước.

Hơn nữa, theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại, giá đất tại khu vực phường An Phú, TP.Thủ Đức trong thời gian này có giá hơn 100 triệu đồng/m2. Ước tính khu đất 14,8 ha để xây dựng đương song hành cao tốc Long Thành có giá trị hàng nhiều nghìn tỷ đồng.

TP.HCM lấy 14,8ha 'đất vàng' đổi 3,4km đường nhưng hơn 6 năm chưa được nhận ảnh 3

Đoạn đường từ KDC Nam Rạch Chiếc đến Vành đai 2 vẫn chưa có dấu hiệu được chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng theo tiến độ.

Liên quan đến quy định đối với các hợp đồng BT, theo Quyết định 706/QĐ/BXD/2017 của Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư xây dựng các công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016, suất đầu tư được chia làm nhiều loại.

Theo đó, suất vốn đầu tư đắt nhất cho đường cấp I khu vực đồng bằng (nền đường rộng 32,5 m, mặt đường rộng 22,5 m, dải phân cách giữa rộng 3 m, lề rộng 2 x 3,5 m, trong đó lề gia cố rộng 2x3 m đồng nhất kết cấu áo đường, mặt đường gồm 2 lớp bê tông nhựa dày 12 cm trên lớp móng cấp phối đá dăm) có giá là 59,4 tỷ đồng cho mỗi km.

Trong khi, dự án đường song hành cao tốc Long Thành có kết cấu tổng chiều dài gần 3,4 km, rộng 20 m, đáp ứng 4 làn xe, xây dựng 3 cầu mới nhưng lại được đầu tư hơn 800 tỷ đồng khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đổi 14,8ha đất sạch tại phường An Phú, TP.Thủ Đức cho nhà đầu tư là quá thiệt hại cho Nhà nước. Bởi giá đất tính theo giá của Thành phố đưa ra thì 14,8ha đất tại An Phú có giá trị gấp nhiều lần so với số tiền nhà đầu tư bỏ ra để làm đường.

TP.HCM thu hồi 14,8ha đất hợp đồng BT xây dựng đường “dát vàng”

Tháng 3/2020, UBND TP.HCM đã chỉ đạo thu hồi các khu đất đã giao cho nhà đầu tư Nam Rạch Chiếc, Tiến Phước. Đây là các khu đất được dùng để thanh toán cho hợp đồng BT, đầu tư xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành Đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường Cao tốc Long Thành-Dầu Giây).

Tuy nhiên, đến nay tiến độ thu hồi, thông tin về việc thanh toán hợp đồng BT xây dựng đường song hành cao tốc Long Thành hiện vẫn chưa được công bố.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.