Khối nợ trái phiếu hàng nghìn tỉ đồng của Tiến Phước Group

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tương tự như những doanh nghiệp bất động sản khác tại khu vực phía nam, Tiến Phước Group cũng tham gia huy động vốn từ kênh trái phiếu, do vậy, không quá bất ngờ khi các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái đã phát hành nhiều lô trái phiếu trong những năm qua.
Khối nợ trái phiếu hàng nghìn tỉ đồng của Tiến Phước Group

Theo đó, Công ty CP Tập đoàn Tiến Phước và Công ty CP Bất động sản Tiến Phước sẽ có 3 lô trái phiếu với tổng số tiền hơn 600 tỉ đồng sẽ đáo hạn vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2023. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp liên quan đến Tiến Phước Group cũng có tên trong danh sách huy động trái phiếu những năm qua.

Đơn cử, cuối tháng 9/2021, Công ty TNHH MTV Đầu tư TPI – một thành viên trong hệ sinh thái Tập đoàn Tiến Phước phát hành lô trái phiếu có giá trị 1.000 tỉ đồng. Đây là lô Trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng tài sản. Mục đích phát hành là tăng quy mô vốn hoạt động của Tổ chức phát hành. Ngày đáo hạn tháng 9/2024.

Đầu tư TPI thành lập vào năm 2017, đóng trụ sở tại lầu 6, tòa nhà Riverbank Place, 3C Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Tại thời điểm mới ra đời, vốn điều lệ Đầu tư TPI đạt 20 tỉ đồng và được sở hữu 100% vốn bởi Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Khang Nguyên.

Tháng 2/2020, vốn điều lệ vốn điều lệ Đầu tư TPI đạt 847 tỉ đồng. Cập nhật mới nhất tháng 5.2022, bà Lê Thị Thu Linh đang đảm nhiệm vai trò giám đốc kiêm người đại diện pháp luật tại đây. Ngoài ra, bà Thu Linh hiện đang nắm giữ 50% cổ phần, đồng thời giữ chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Khang Nguyên.

Trong khi đó, cổ đông khác sở hữu 40% cổ phần tại Khang Nguyên - ông Trần Hải Nam là giám đốc tài chính tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Phước. Ông Nam cũng là người được bà Nguyễn Thị Mỹ Phương - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước ủy quyền thực hiện công bố thông tin các hồ sơ cung cấp cho HNX về các lô trái phiếu phát hành.

Tiếp đến, Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Kỹ Thuật Mê Kông – doanh nghiệp do ông Trần Hải Nam giữ vai trò Tổng giám đốc/người đại diện pháp luật cũng đã huy động thành công lô trái phiếu MEKONG.BOND.2019 có số tiền 900 tỉ đồng vào năm 2019, lô trái phiếu này sẽ đáo hạn vào tháng 1/2025, hiện nay khối lượng lưu hành còn 598 tỉ đồng.

Được biết, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (con gái ông Lập) từng có giai đoạn là người đại diện pháp luật của Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Kỹ Thuật Mê Kông vào thời điểm năm 2013.

Nhắc đến trái phiếu của Tiến Phước Group, thật thiếu sót khi không nói về 2 lô trái phiếu 2.000 tỉ đồng của công ty Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc – công ty liên kết Bất động sản Tiến Phước huy động trong năm 2020 và 2021.

Công ty Nam Rạch Chiếc công ty liên doanh giữa Công ty CP bất động sản Tiến Phước – Keppel Land (Singapore) – Công ty TNHH bất động sản Trần Thái. Tính đến cuối năm 2021, Bất động sản Tiến Phước đã đầu tư hơn 238 tỉ đồng vào công ty này.

Hiện nay, Nam Rạch Chiếc là chủ đầu tư của khu đô thị Palm City tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức. Hiện nay, toàn bộ dự án đã bán hết và bàn giao. Nam Rạch Chiếc được thành lập vào tháng 11/2008, hiện có trụ sở tại tháp Saigon Centre, đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

Như vậy, tính qua hiện nay các doanh nghiệp liên quan đến Tiến Phước Group đang có hơn 4.200 tỉ đồng trái phiếu hiện đang lưu hành. Một điểm đáng chú ý nữa, đa số các công ty nằm trong hệ sinh thái Tiến Phước đều ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài trong nhiều năm.

Thủ đô Hà Nội - Đầu tàu dẫn dắt, lan tỏa phát triển kinh tế
Thủ đô Hà Nội - Đầu tàu dẫn dắt, lan tỏa phát triển kinh tế
(Ngày Nay) - Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa và xã hội mà còn là động lực kinh tế quan trọng bậc nhất cho khu vực phía Bắc, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển, cùng với sự hội tụ của các nguồn lực kinh tế, Hà Nội đang đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Ảnh minh hoạ.
Đề xuất chuẩn hóa bữa ăn học đường
(Ngày Nay) - Cần tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường và đây sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, nhà trường, doanh nghiệp chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường.