TPHCM: Nhiều mảnh đất công sản đang bị bỏ hoang gây lãng phí

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp để chấn chỉnh thực trạng bỏ hoang nhiều mảnh đất công sản gây lãng phí tài sản của nhà nước, ảnh hưởng tới đời sống người dân.
TPHCM: Nhiều mảnh đất công sản đang bị bỏ hoang gây lãng phí


















































Tại phường Chánh Hiệp, quận 12, nhiều năm nay, người dânrất bức xúc trước tình trạng khu đất rộng 15.600 m2 mặt tiền đường Tô Ký bị bỏ hoang, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị. Khu đất này được UBND thành phố Hồ Chí Minh giao cho Tổng công ty Lương thực miền Nam quản lý, sử dụng từ năm 2013. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ sử dụng làm văn phòng một thời gian rồi bỏ không.

Cũng tại quận 12, các phường Hiệp Thành, Tân Thới Nhất còn sáu khu đất công sản do các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng lãng phí. Ðó là: Khu đất rộng 25.491 m2 của Công ty cổ phần (CP) Hợp tác kinh tế và xuất, nhập khẩu Savimex; khu đất rộng 11.544,6 m2 của Công ty CP giày Thiên Lộc; khu đất rộng 13.007,8 m2 của Công ty CP Cơ khí cao-su; khu đất rộng 10.784,8 m2 của Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh; khu đất rộng 7.526 m2 của Trường trung cấp Phương Nam và khu đất rộng 18.409 m2 của Công ty Tân Châu.

Tại đường Trần Khắc Chân, huyện Hóc Môn, khu đất công sản diện tích 3.600 m2 cũng bị sử dụng sai mục đích. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu đất này được UBND thành phố giao cho Công ty CP Lương thực TP Hồ Chí Minh theo hợp đồng thuê đất năm 2014 để làm chi nhánh và kho thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý sử dụng, đơn vị thuê đất đã xây thêm tám ki-ốt, mỗi ki-ốt khoảng 30 m2; diện tích đất còn lại thì cho thuê làm kho và bãi đậu xe tải.

Ở quận Bình Tân trong hàng chục năm qua, nếu ai đi qua tuyến đường Kinh Dương Vương (phường An Lạc) đều có thể thấy nhiều khu đất công sản diện tích lớn bị bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích. Ðó là khu đất rộng 12 nghìn m2 tại số 538. Ðược biết, khu đất này trước đây giao cho Công ty Phân bón miền Nam quản lý, sử dụng.

Năm 2011, UBND thành phố Hồ Chí Minh thu hồi, giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố quản lý. Thế nhưng sau 10 năm, khu đất vẫn là một bãi đất trống, hoang hóa, ngập nước. Cũng bị bỏ hoang là khu đất rộng gần 2.700 m2, tọa lạc số 574 đường Kinh Dương Vương, do Công ty CP Chế tạo máy SINCO (thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) quản lý; khu đất 9.000 m2 tại số 620 đường Kinh Dương Vương do Công ty CP Hóa - Dược phẩm Mekophar (thuộc Bộ Y tế) sử dụng từ năm 2004...

Mới đây, Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ, xử lý sai phạm các tổ chức, cá nhân liên quan dẫn đến thất thoát 4.500 m2 đất công tại số 14 Phú Châu (TP Thủ Ðức) sau quá trình cổ phần hóa tại Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Ðịnh diễn ra cuối năm 2015...

Ông Võ Công Lực, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trung tâm) cho biết, qua thống kê có 1.104 khu đất do 28 đơn vị (chủ yếu là các tổng công ty, công ty vốn nhà nước) quản lý. Trong số này, 188 khu đất sử dụng sai mục đích như hợp tác kinh doanh, cho thuê, bố trí nhà ở; 110 khu đất bỏ trống. Từ năm 2015 đến tháng 6-2020, Trung tâm đã thu hồi được 159 khu đất, đấu giá thành công tám khu đất, thu về cho ngân sách 1.743 tỷ đồng, số còn lại giao cho các đơn vị khác quản lý.

Ðể khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát đất công sản, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn”. Theo đề án này, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do một đồng chí lãnh đạo UBND thành phố làm trưởng đoàn để tổng rà soát việc sử dụng nhà, đất do Nhà nước quản lý theo định kỳ 5 năm trên phạm vi toàn thành phố.

Từ kết quả kiểm tra, đoàn sẽ đề xuất giải pháp xử lý những trường hợp sử dụng trái pháp luật, không hợp lý, đưa phương án sắp xếp lại các khu đất, trình HÐND thành phố thông qua rồi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm căn cứ để giải quyết đối với đất công sản do các tổ chức của thành phố và Trung ương nắm giữ...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng chỉ ra bất cập trong quản lý đất công sản như: Khu đất cho thuê ngắn hạn thì người thuê không mặn mà, còn nếu thuê dài hạn thì không thể tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Ðó là chưa kể khu đất chưa được quản lý bài bản, không có kế hoạch cụ thể cho nên hơn 10 năm vẫn chưa tổ chức bán đấu giá.

Do vậy, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Hồ Chí Minh phải xây dựng phương án xử lý cho từng nhóm khu đất và nhu cầu vốn để đấu giá. Ðối với những mặt bằng dễ thực hiện thì lên kế hoạch đấu giá trước, những mặt bằng khó đấu giá ngay thì cho thuê 5 - 10 năm kèm theo cam kết bàn giao mặt bằng khi tổ chức đấu giá.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.