Khu vực Siberia đã ấm lên một cách bất thường trong vài tháng qua, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) báo cáo.
"Các biến đổi thực sự đáng kể bắt đầu xảy ra trong tháng 1, và kể từ đó tín hiệu này tồn tại khá dai dẳng", nhà khoa học cấp cao của C3S Freja Vamborg cho biết.
Theo dữ liệu mới, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất trong 12 tháng tính đến tháng 5 năm 2020 cao hơn 1,3 độ C so với mức trước thời tiền sử, mức chuẩn mà theo đó hiện tượng nóng lên toàn cầu thường được đo lường.
Trên toàn cầu, nhiệt độ tháng 5 vừa qua ấm hơn 0,63 độ C so với trung bình tháng 5 từ năm 1981 đến 2010, với nhiệt độ trên trung bình tại các vùng của Alaska, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và Nam Cực.
Nhiệt độ tại một số khu vực ở châu Âu - từ Balkan đến Scandinavia, đến Úc, Nam Á và miền Đông nước Mỹ lại thấp hơn trung bình vào tháng 5.
Nhìn chung, nhiệt độ toàn cầu đã tăng hơn một độ C kể từ giữa thế kỷ 19, chủ yếu là do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.
Theo Thỏa thuận Paris 2015, gần 200 quốc gia đã cam kết hạn chế sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất xuống "dưới mức" 1,5 tới 2 độ C.