Triển khai có hiệu quả hệ thống pháp luật về tài nguyên nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 4003/BTNMT-TNN gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
Hồ chứa nước thủy điện Sông Hinh (Phú Yên). Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN.
Hồ chứa nước thủy điện Sông Hinh (Phú Yên). Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN.

Để triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có hiệu lực, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước 2023.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản quy định hướng dẫn thi hành đến các cơ quan trực thuộc, các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng một phần dung tích phòng lũ trên mực nước dâng bình thường của hồ chứa lớn, quan trọng để nâng cao khả năng cắt, giảm lũ cho hạ du khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, bất thường, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định (khoản 8 Điều 50 Luật Tài nguyên nước 2023).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc cung cấp thông tin, xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh phải lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Căn cứ kịch bản nguồn nước và các yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại khoản 6 Điều 35 Luật Tài nguyên nước và Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP. Chỉ đạo việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi (điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Tài nguyên nước).

Về việc đăng kí hoặc cấp phép tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đôn đốc các chủ quản lý, vận hành công trình thủy lợi thực hiện việc đăng ký hoặc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023 và Nghị định số 54/2024/NĐ-CP. Đối với các công trình thủy lợi đã xây dựng và khai thác trước ngày 1/1/2013 mà chưa được đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì phải hoàn thành thủ tục đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023 chậm nhất là ngày 30/6/2027 (khoản 6 Điều 86 Luật Tài nguyên nước).

Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành 3 Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước (Thông tư số 03/2024/TTBTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023; Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; Thông tư số 05/2024/TT-BTNMT quy định việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất). Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có hiệu lực đồng thời với thời điểm Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực, ngày 1/7/2024.

Hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023 đã bãi bỏ quy định về điều kiện năng lực đối với đơn vị tư vấn lập đề án, báo cáo tài nguyên nước thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư. Do đó, chủ quản lý, vận hành công trình thủy lợi có thể tự lập đề án khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.

Đối với việc vận hành công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các chủ quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát và phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền số liệu, thực hiện việc quan trắc tự động, liên tục để giám sát trực tuyến các thông số theo quy định của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP trước ngày 01/7/2027 đối với công trình xây dựng trước ngày 01/01/2013 và hoàn thành trước ngày 31/12/2025 đối với công trình xây dựng từ ngày 1/1/2013 đến trước ngày 1/7/2024.

Trong thời gian chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền số liệu để thực hiện việc giám sát trực tuyến thì đề nghị tổ chức, cá nhân có công trình khai thác tài nguyên nước phải thực hiện việc cập nhật số liệu giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại khoản 1 Điều 90 của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP.

Đội ngũ y tế đang cấp cứu cho một người bị thương giữa không gian chật chội của khu phố Itaewon, Seoul, vào đêm Halloween năm 2022. Ảnh: Jung Yeon-Je/AFP/Getty Images.
Án phạt 3 năm tù: Bài học đắt giá từ thảm kịch Halloween
(Ngày Nay) - Một trong những vụ việc gây chấn động Hàn Quốc năm 2022, thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon, đã có kết luận mới nhất. Cựu trưởng đồn cảnh sát Yongsan, ông Lee Im-jae, người chịu trách nhiệm về an ninh tại khu vực xảy ra vụ việc, đã bị kết án 3 năm tù. Đây là mức án cao nhất dành cho một quan chức thực thi pháp luật liên quan đến thảm họa này.
Bỉ hỗ trợ việc học của trẻ em Palestine vùng xung đột
Bỉ hỗ trợ việc học của trẻ em Palestine vùng xung đột
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Bỉ Frank Vandenbroucke thông báo nước này sẽ cấp thêm 2 triệu euro (gần 2,2 triệu USD) để hỗ trợ các chương trình giáo dục dành cho trẻ em Palestine đang phải di tản khỏi các khu vực xung đột.
Meta AI ra mắt công nghệ chuyển đổi hình ảnh thành video có âm thanh
Meta AI ra mắt công nghệ chuyển đổi hình ảnh thành video có âm thanh
(Ngày Nay) - Ngày 4/10 , công ty Meta đã công bố một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tính đột phá, cho phép người dùng tạo ra các video ngắn kèm âm thanh từ những câu lệnh văn bản và hình ảnh. Công nghệ mang tên "Meta Movie Gen" này hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới lạ trong việc tạo ra nội dung đa phương tiện dựa trên AI.
Bộ Công an thông tin về đề xuất mức xử phạt lái xe vi phạm nồng độ cồn
Bộ Công an thông tin về đề xuất mức xử phạt lái xe vi phạm nồng độ cồn
(Ngày Nay) - Tại họp báo Bộ Công an chiều 4/10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã thông tin về đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu; xử lý cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có hành vi điều khiển xe vi phạm lỗi nồng độ cồn.
Cháy rừng ở Corinthia, Hy Lạp. Ảnh: Yannis Kolesidis/EPA.
Cháy rừng gây khủng hoảng carbon toàn cầu
(Ngày Nay) - Rừng trên khắp thế giới đang chuyển hóa từ những bể chứa carbon thành nguồn thải carbon, làm cho cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Cam kết về “biên giới hình mẫu” Mỹ - Mexico
Cam kết về “biên giới hình mẫu” Mỹ - Mexico
(Ngày Nay) - Ngày 4/10, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Joe Biden, trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và văn hóa.