Triển lãm 'Hà Nội - Âm vang lời thề quyết tử' hào hùng Thủ đô những ngày Toàn quốc kháng chiến

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 16/12, triển lãm "Hà Nội - Âm vang lời thề quyết tử" chính thức ra mắt phục vụ khách tham quan nhân 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2021).
Các hiện vật được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Các hiện vật được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức, được trưng bày trực tuyến tại website: http//:trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn

Triển lãm gồm 3 phần: Ngàn cân treo sợi tóc; Hà Nội - Âm vang lời thề quyết tử và Tiến về Hà Nội. Thông qua triển lãm, công chúng cảm nhận được những ngày gian khó, hào hùng khi Hà Nội trải qua 60 ngày đêm khói lửa (năm 1946 - 1947) chiến đấu bảo vệ Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

Đêm 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Hà Nội đã cùng cả nước đứng lên. Pháo đài Láng nã những loạt đạn đầu tiên, mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù, mặt trận Hà Nội đã trở thành điển hình cho đường lối chiến tranh nhân dân. Mỗi ngôi nhà, từng con phố đều trở thành trận địa, chiến hào.

Mỗi người dân, từ cậu bé 9 tuổi đến cụ già tóc hoa râm, từ anh nhạc sĩ đến chị nông dân, từ một trí thức tiểu tư sản đến anh công nhân áo xanh, giầy vải… cùng chung vai gánh vác với Trung đoàn Thủ đô và các chiến sĩ tự vệ thành trong trọng trách giam chân địch, tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, Chính phủ rút lên chiến khu an toàn. Những con người bình thường đó đã gắn bó với nhau trong cùng ý chí "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", làm nên khúc tráng ca của Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa.

Triển lãm 'Hà Nội - Âm vang lời thề quyết tử' hào hùng Thủ đô những ngày Toàn quốc kháng chiến ảnh 1
Các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Sau khi hoàn thành thắng lợi mục tiêu, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội, tiếp tục công cuộc trường kỳ kháng chiến. Trong giờ phút cảm động, chào tạm biệt Thủ đô, các chiến sĩ lấy gạch non viết vội lên tường nhà: "Hà Nội thân yêu ơi, ta sẽ trở lại!", "Hỡi quân xâm lăng, chúng bay sẽ thất bại!".

Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, ngày 10/10/1954, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô chiến đấu tại mặt trận Hà Nội năm xưa đã đi đầu Đại đoàn quân tiên phong tiến về tiếp quản Thủ đô giữa rừng cờ hoa, niềm hân hoan vô bờ của người dân Thủ đô và nhân dân cả nước.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.