Trịnh Lữ và 70 năm "Vẽ gì cũng là tự họa"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  “Vẽ gì cũng là tự họa” là tên cuốn sách mỹ thuật của họa sĩ Trịnh Lữ - cuốn sách khởi đầu Tủ sách Mỹ thuật Việt Nam của Omega Plus và cũng là chủ đề triển lãm cá nhân của ông được diễn ra tại The Muse Artspace trong những ngày đầu năm mới.
Trịnh Lữ và 70 năm "Vẽ gì cũng là tự họa"

Trịnh Lữ không phải là cái tên xa lạ với giới hội họa và văn học Việt Nam, phần vì người có cả hai cái tài như ông không nhiều, thứ nữa là bởi trong lĩnh vực nào ông cũng đạt đến một mức độ thành quả mà người giới không thể phủ nhận.

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống về hội họa với bố là Hoạ sỹ Trịnh Hữu Ngọc (Khoá 9 Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) và mẹ là Hoạ sỹ Nguyễn Thị Khang, trong những năm 1992-1994, Trịnh Lữ qua Mỹ tu nghiệp về hội hoạ và tâm lý học thị giác ở Đại học Cornell. Ông cũng học lịch sử và phê bình mỹ thuật tại đại học Wisconsin ở Milwaukee (2014-2018).

Triển lãm cá nhân đầu tiên của Trịnh Lữ được tổ chức vào năm 1993 tại Upstair Gallery ở Ithaca và với sự kiện đó, tờ nhật báo Ithaca Journal bầu chọn ông là “Nghệ sỹ của năm”. Triển lãm cá nhân thứ hai cũng tại Ithaca, do Artifax Gallery tổ chức năm 1994. Trong quá trình làm việc sau này, ông đã thiết kế những ấn phẩm dùng cho Citibank và Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc tại New York.

Năm 2015, Trịnh Lữ trưng bày 67 bức tranh tại phố cổ Hàng Đồng. Đại sứ Mỹ Ted Osius đã đến đọc diễn từ khai mạc cuộc trưng bày này, coi đây là một hoạt động văn hoá tự phát đặc biệt có ý nghĩa đánh dấu 20 năm ngày nối lại bang giao Việt-Mỹ.

Trịnh Lữ và 70 năm "Vẽ gì cũng là tự họa" ảnh 1

Triển lãm Vẽ gì cũng là tự họa của Trịnh Lữ đang được tổ chức trong những ngày đầu năm mới.

“Vẽ gì cũng là tự họa” là tuyển tập các bức tranh mà Họa sĩ Trịnh Lữ đã vẽ từ năm 1963 tới nay. Cuốn sách được biên soạn với ý định khiêm nhường “ra một cuốn sách nhỏ, có cả tranh cũ tranh mới, cùng dăm câu ba điều về việc vẽ nên chúng trong suốt hơn sáu chục năm qua.” Về tên gọi, tác giả giải thích: “Tôi vẽ theo lối “mắt thấy, tay vẽ”, mà phải yêu cái gì thì mới vẽ được cái đấy. Sau vẽ nhiều thì nhận ra là cái mình vẽ chính là cách mình nhìn, cách mình cảm thấy, và do đó chính là con người tôi. Thành ra, vẽ gì ngoại cảnh cũng thực là vẽ cái thế giới nội tâm và vẽ chính mình”.

Nếu nói đây là một triển lãm tranh qua sách, có lẽ không đủ. Nếu nói đây là một tuyển tập, bao gồm rất nhiều những bức tranh cũ mới trong suốt hơn sáu chục năm vẽ không ngừng của họa sĩ Trịnh Lữ, có lẽ vẫn là chưa chuẩn. Như lời chào, lời nhắn nhủ nhỏ ở đầu sách, do chính tay tác giả Trịnh Lữ viết, bước vào cuốn sách này, bạn đọc như được mời đến nhà dùng trà, cùng ngắm tranh, rồi tâm tình đôi ba câu chuyện quanh tranh, quanh trà… Từ chuyện tranh mà nghe ra cả chuyện người, chuyện mình, nghe ra cả những nhân tình thế thái… đầy nhẹ nhàng, sâu lắng.

Không chỉ là một cuốn sách hay và đẹp, cái hay của cuốn sách chính là, người đọc là người xem tranh, là người thưởng tranh, biết về Trịnh Lữ vẽ thuở lên 5 lên 6 cho đến Trịnh Lữ của những ngày đã 70; biết về những câu chuyện rất riêng của tác giả, những người thân ruột thịt, những tháng ngày ham vẽ hơn ham học tích phân hàm số…; nhưng rồi thành ra chuyện riêng chung lúc nào không hay. Nghe ông kể chuyện rồi ngắm tranh ông vẽ, rồi như được trò chuyện, được đối thoại với một con người, một cảnh vật, một bình hoa, một mùa xuân này, một cảnh mùa thu rơi kia... khi thì nhẹ nhàng, đôi khi như thủ thỉ, đôi khi như tâm tình, có lúc lại đáng yêu, và dí dỏm vô cùng. Để thấy mọi sự quanh mình đều có lời riêng, đáng trân quý vô cùng. Nghe tâm tình rồi cái tâm của ta cũng sinh tình, mà nở hoa…

Trịnh Lữ và 70 năm "Vẽ gì cũng là tự họa" ảnh 2

Sách tranh "Vẽ gì cũng là tự họa" của Trịnh Lữ.

Nhận xét về tác giả và tuyển tập sách tranh, nhà nghiên cứu, họa sĩ Phan Cẩm Thượng cho biết: "Trịnh Lữ thủa thanh niên làm phát thanh viên tiếng Anh ở Đài tiếng nói Việt Nam, rồi qua Mỹ sống hơn 20 năm, dịch sách, vẽ tranh, triển lãm, làm nhiều nghề khác nữa, kiếm sống cũng đơn giản như bất cứ người lao động nào, cho đến tận bây giờ, khi đã ngoài 70 tuổi. Ngoài tất cả những cái đó ra, tôi có cảm giác, ông vẫn như thế trong suốt cuộc đời mình – nhẹ nhàng sống và làm việc, không tranh đoạt, gay cấn với cái gì, không thay đổi cách vẽ, cách viết. Đó chính là cái hơi lạ, vì một người đã vẽ ít nhất 50 năm qua, mà dường như bút pháp vẫn thế, được định hình ngay từ đầu. Nét bút cũng không già đi theo năm tháng".

Còn theo nhà điêu khắc Đào Châu Hải, Trịnh Lữ là họa sĩ vẽ trực họa. Ông vẽ chân dung con người, phong cảnh thiên nhiên, tĩnh vật đặc tả, các loại hoa và những vật dụng thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. Vật liệu sử dụng trong tranh Trịnh Lữ chủ yếu là mầu nước, phấn mầu, sơn dầu. Trịnh Lữ là họa sỹ có ngôn ngữ biểu hiện rất tinh tế trong kỹ thuật thể hiện trạng thái tâm lý con người và cảnh vật thiên nhiên.

"Trịnh Lữ vẽ, trước tiên là để cho mình. Ông kể lại câu chuyện của chính mình một cách trung thực những gì ông cảm thấy, quan sát thấy về cuộc sống mà ông đã và đang trải nghiệm. Trịnh Lữ là mẫu người duy mỹ đặc biệt mà tôi được biết. Ông tin tưởng chắc chắn rằng: Thế giới này thật đáng sống, con người thật hiền hòa tử tế trong thiên nhiên đầy quyến rũ mộng mơ", Đào Châu Hải cho biết thêm.

Trịnh Lữ bày chữ, chọn tranh theo những mảng đề tài sáng tác quen thuộc với bản thân như Chân dung; Tĩnh vật và Phong cảnh. Tưởng tách rời, nhưng hóa ra không phải. Tưởng là xa lạ mà hóa ra thân quen tự lúc nào. Để rồi người đọc dần dần cảm ra lý do mà tác giả từng tự nhận xét về mình: “Vẽ gì cũng là tự họa”!

Bên cạnh những chương đã hoàn tất, có phần “Gỗ và lửa – ái tình còn đang làm”, chưa xong. Chính bởi vậy họa sĩ Trịnh Lữ không cho đây là một triển lãm, cuốn sách “hồi cố”, vì ông vẫn đang làm, đang vẽ tiếp. Và câu chuyện sẽ không chỉ dừng lại ở đây mà khi dịch bệnh qua đi, những người yêu tranh, đồng điệu với tác giả có thể thực sự ngồi xuống, cùng nhau trò chuyện.

Triển lãm “Vẽ gì cũng là tự họa" của họa sĩ Trịnh Lữ hiện đang diễn ra tại The Muse Artspace - 47 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong các ngày từ 4/1/2021 đến 11/1/2021.

Theo Omega Plus Books
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.