Trong 10 năm qua, giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 14/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (Nghị quyết 29), kết nối tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực trong 10 năm qua. (Ảnh minh hoạ)
Giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực trong 10 năm qua. (Ảnh minh hoạ)

Dự hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn cùng đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, hội nghề nghiệp cùng các đơn vị đào tạo.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ: Nghị quyết số 29 có vai trò đặc biệt quan trọng; đánh dấu bước phát triển mới về tư duy chiến lược của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo; thể hiện tầm nhìn, quyết tâm, định hướng chiến lược đối với giáo dục, phát triển bền vững đất nước. Cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là ngành Giáo dục đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra.

Trong 10 năm qua, giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực ảnh 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Đến nay, sau 10 năm, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ mong muốn cùng các Bộ, ngành, địa phương nhận diện khách quan, đầy đủ, sâu sắc bức tranh giáo dục cả nước trong 10 năm qua, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước...

Báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 đã cho thấy giáo dục và đào tạo nước ta trong 10 năm qua đã có những đổi mới rất to lớn, chuyển biến tích cực. Cụ thể, hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Trong 10 năm qua, giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực ảnh 2

Ông Lại Xuân Môn - Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc điều hành Hội nghị.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao, được thế giới ghi nhận. Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục tình trạng học lệch, học tủ và giảm áp lực, tốn kém cho xã hội.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, từng bước đảm bảo số lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới; tích cực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành Giáo dục; xã hội hóa giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng...

Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị để sớm khắc phục.

Trong 10 năm qua, giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực ảnh 3

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Qua tổng kết, đánh giá từ thực tiễn cho thấy, những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết 29 mang tầm chiến lược, cơ bản vẫn còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vì vậy, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Bộ Chính trị ban hành Kết luật của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29, trong đó yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển hai thực hiện quyết liệt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn nữa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo; Hội Khuyến học Việt Nam, các đơn vị đào tạo đều cho rằng những định hướng đổi mới trong Nghị quyết 29 đã tạo điều kiện cho giáo dục phát huy thế mạnh, có nhiều đổi mới, sáng tạo, tích cực, năng động; khơi dậy mạnh mẽ sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Các địa phương trên cơ sở thực tiễn đã ban hành nhiều chính sách phát triển đội ngũ, đầu tư xây dựng cải tạo trường học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nhà giáo phù hợp. Các đại biểu cũng nêu kiến nghị nhằm thực hiện hiện quả hơn nữa Nghị quyết 29 trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh khẳng định: Nghị quyết 29/NQ-TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về giáo dục đào tạo. Ông đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Ông cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho ngành Giáo dục phát triển nhanh hơn. Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu./.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.