Trung Quốc bỏ tù hoặc tử hình gần 20 gián điệp Mỹ?

(Ngày Nay) - Theo tờ New York Times, Trung Quốc đã tử hình hoặc bỏ tù 18 đến 20 gián điệp Mỹ trong giai đoạn 2010 – 2012, điều làm thiệt hại nặng nề mạng lưới do thám của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA). 
Trung Quốc có thể đã ngăn chặn thành công các đầu mối thông tin của Mỹ
Trung Quốc có thể đã ngăn chặn thành công các đầu mối thông tin của Mỹ

New York Times dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ, bao gồm cả những người vẫn còn đương nhiệm hoặc đã về hưu, cho biết, gần 20 gián điệp của Mỹ ở Trung Quốc đã bị Bắc Kinh tử hình hoặc bỏ tù trong thời gian 2010 – 2012, thậm chí có người còn bị bắn ngay trước mặt các đồng nghiệp trước một tòa nhà chính phủ ở Trung Quốc như một sự cảnh báo đối với những gián điệp nước ngoài còn lại.

Chiến dịch tăng cường phát hiện gián điệp của Trung Quốc được bắt đầu từ năm 2010. Trước đó CIA liên tiếp có được những nguồn tin chất lượng và tối mật từ nội bộ chính quyền Bắc Kinh như nạn tham nhũng của các quan chức. Thông tin chuyển về Mỹ từ đó ngày một ít đi và đến đầu năm 2011 thì không còn nữa.

Nhiều nhà điều tra của Mỹ đã phán đoán về khả năng Trung Quốc đã đột nhập được vào hệ thống liên lạc bí mật của CIA hoặc có gián điệp nào đó đã phản bội Mỹ, cũng như sự thiếu cẩn trọng trong hoạt động của các gián điệp trên.

Tình hình này khiến CIA phải phối hợp với cả Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) để điều tra phản gián ngay tại 2 cơ quan này vào thời điểm đó. Gần như mọi nhân viên của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh đã bị theo dõi chặt chẽ trong một thời gian nhất định.

Đến năm 2013, CIA thừa nhận Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn các đầu mối gián điệp và bắt đầu xây dựng lại mạng lưới tình báo của mình tại Trung Quốc.

Theo New York Times, đây được coi là sự thất bại nặng nề và có thiệt hại sáng ngang với những gì mà Mỹ phải gánh chịu ở Liên-xô và Nga vì sự phản bội của gián điệp Aldrich Ames trong thời gian những năm 1980 và Robert Hanssen từ năm 1997 đến 2001.

Thông tin của New York Times được công bố giữa bối cảnh CIA đang tìm cách xác định làm cách nào một số tài liệu mật của cơ quan này lại bị rò rỉ và được WikiLeaks công bố trong thời gian gần đây.

Theo ANTĐ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.