Trung Quốc cảnh báo về kit xét nghiệm COVID-19 'made in China'

Vào thời điểm dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) hoành hành khắp Trung Quốc, chỉ một số ít bộ xét nghiệm được chính quyền Bắc Kinh phê duyệt nhưng hiện nay có đến hàng trăm công ty cạnh tranh sản phẩm này để xuất khẩu.

Ông Zhang Shuwen, nhà sáng lập công ty sản phẩm sinh học Nanjing Liming, cho biết: "Tôi không nghĩ đến việc xin phê duyệt ở Trung Quốc. Quá trình này mất nhiều thời gian. Khi sản phẩm của chúng tôi được phê duyệt thì dịch có thể đã kết thúc".

Thay vào đó, công ty của ông Zhang trở thành một trong số những nhà xuất khẩu bộ kit xét nghiệm của Trung Quốc cho phần còn lại của thế giới trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng ngoài Trung Quốc, nơi dịch bệnh đang được kiểm soát khiến nhu cầu nội địa giảm.

Hồi tháng 2, ông Zhang đã nộp đơn xin cấp phép bán 4 sản phẩm xét nghiệm tại Liên minh Châu Âu (EU). Công ty ông Zhang nhận được chứng nhận CE (được xem như "hộ chiếu thương mại" để sản phẩm vào thị trường EU) chính thức vào tháng 3 sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và môi trường theo quy định của châu Âu.

Giờ đây, công ty ông Zhang nhận được hàng loạt đơn đặt hàng từ Ý, Tây Ban Nha, Áo, Hungary, Pháp, Iran, Ả Rập Saudi, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bộ dụng cụ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất ngày càng phổ biến trên khắp châu Âu và phần còn lại của thế giới.

Trung Quốc cảnh báo về kit xét nghiệm COVID-19 'made in China' ảnh 1

Nhiều công ty Trung Quốc cạnh tranh xuất khẩu bộ kit xét nghiệm sang châu Âu. - Ảnh: Shutterstock

Tính đến hôm 26/3, theo ông Song Haibo, Chủ tịch Hiệp hội Chẩn đoán In vitro (chẩn đoán trong phòng thí nghiệm) tại Trung Quốc, khoảng 102 công ty Trung Quốc đã được cấp phép tiếp cận thị trường châu Âu, so với chỉ một số công ty được cấp phép tại Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều công ty trong số này lại không được Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc cấp phép bán tại thị trường đại lục. Trên thực tế, chỉ có 13 công ty được cấp phép bán bộ dụng cụ xét nghiệm PCR tại Trung Quốc.

Không phải tất cả sản phẩm của những công ty được cấp phép vào thị trường châu Âu đều được bảo đảm. Các công ty Trung Quốc đã xuất khẩu 550 triệu khẩu trang, 5,5 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm và 950 triệu máy thở cho Tây Ban Nha với giá 432 triệu euro đầu tháng 3 nhưng xuất hiện nhiều lo ngại về chất lượng của các sản phẩm xét nghiệm.

Trước Tây Ban Nha, CH Czech cho hay gặp phải các vấn đề về bộ kit xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất. Cuối tuần qua, chính quyền Philippines cũng cho biết đã hủy một số bộ dụng cụ xét nghiệm nhập khẩu từ Trung Quốc. Thứ trưởng Y tế nước này, bà Maria Rosario Vergeire, cho rằng một số kit thử do BGI Group và Sansure Biotech cung cấp có tỉ lệ chính xác khoảng 40%

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila bác bỏ các cáo buộc này với tuyên bố bộ kit xét nghiệm do Trung Quốc cung cấp cho Philippines đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Một ngày sau đó Bộ Y tế Philippines chính thức xin lỗi Trung Quốc về những bình luận cho rằng hai lô kit thử COVID-19 do Trung Quốc cung cấp không đạt chuẩn.

Tờ Global Times (Trung Quốc) cũng cảnh báo chính phủ các nước chỉ nên mua sản phẩm từ những công ty đã được đại sứ quán Trung Quốc đề xuất.

Theo Người Lao động
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .