Trung Quốc đình chỉ hoạt động chỉnh sửa gen của thai nhi

(Ngày Nay) - Trung Quốc đã đình chỉ các hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học tuyên bố đã tạo ra những đứa trẻ được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin hôm thứ Năm.

Ông Hạ Kiến Khuê, nhà khoa học với công nghệ chỉnh sửa gen đang gây tranh cãi trên toàn thế giới. Ảnh: Wikipedia
Ông Hạ Kiến Khuê, nhà khoa học với công nghệ chỉnh sửa gen đang gây tranh cãi trên toàn thế giới. Ảnh: Wikipedia

Động thái này xảy ra sau khi nhà khoa học người Trung Quốc Hạ Kiến Khuê thông báo vào đầu tuần này rằng cặp song sinh nữ khỏe mạnh đã được sinh ra trong tháng này từ phôi thai đã bị điều chỉnh để miễn nhiễm với virus HIV.

Các nhà chức trách Trung Quốc gọi tuyên bố của Hạ là "cực kỳ ghê tởm về mặt tự nhiên" và vi phạm pháp luật, theo Tân Hoa Xã.

Ông Xu Nanping - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết: "Việc chỉnh sửa gen của cặp song sinh đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp và quy định của Trung Quốc và vi phạm đạo đức khoa học, cả hai vấn đề này đều gây sốc và không thể chấp nhận được".

Ông Hạ - một giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam ở thành phố Thâm Quyến, tuyên bố đã sử dụng một công cụ chỉnh sửa gen được gọi là CRISPR-cas9, có thể chèn hoặc loại bỏ một số gen nhất định. CRISPR đã được ca ngợi là một sự đổi mới với tiềm năng to lớn, nhưng nhiều người trong cộng đồng khoa học tin rằng công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và chưa sẵn sàng để ứng dụng cho loài người.

Người ta không biết liệu các thủ tục áp dụng phương pháp này có an toàn hoặc, nếu được sử dụng trong thai kỳ, nó có thể để lại hậu quả ngoài ý muốn cho các em bé sau này trong cuộc sống hoặc cho các thế hệ tương lai.

Việc chỉnh sửa gen của phôi thai dành cho thai thi bị cấm ở nhiều nước, kể cả Mỹ. Ở Vương quốc Anh, việc chỉnh sửa phôi thai có thể được phép vì các mục đích nghiên cứu với sự giám sát nghiêm ngặt theo quy định của chính phủ.

Trung Quốc từ lâu đã được xem là quốc gia đi đầu trong công nghệ chỉnh sửa gen, điều hành các dự án nghiên cứu tốn kém và có xu hướng áp đặt ít quy định hơn trong lĩnh vực này so với các quốc gia phương Tây.

Nhưng nghiên cứu của ông Hạ đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về chuẩn mực đạo đức xung quanh tính minh bạch của công nghệ chỉnh sửa gen và thúc đẩy các lời kêu gọi xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc toàn cầu.

Tuyên bố của nhà khoa học Trung Quốc hiện vẫn chưa được xác minh. Ông cho biết nghiên cứu của mình đã được gửi cho một tạp chí khoa học để xem xét, mà không đặt tên ấn phẩm và xin lỗi vì kết quả của nghiên cứu bị rò rỉ "bất ngờ".

Hôm thứ Tư, ông Hạ đã công khai bảo vệ công trình của mình tại một hội nghị thượng đỉnh ở Hong Kong, nói rằng ông "tự hào" về thành tích của mình. Ông cũng nêu ra khả năng một đứa trẻ thứ ba được sinh ra, sau khi thông báo rằng một người phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn đầu với phôi thai đã được chỉnh sửa gen.

Nhưng sau bài thuyết trình của ông Hạ, Chủ tịch hội nghị David Baltimore nói rằng nghiên cứu này không cần thiết về mặt y tế, vì có những cách điều trị khác đối với virus HIV. Các nhà tổ chức hội nghị kêu gọi một cuộc điều tra độc lập để "xác minh tuyên bố của ông Hạ và để xác định xem liệu những gì nhà khoa học này nói là thực sự có thật hay không".

Sau khi phát hiện của ông Hạ được công bố, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh "điều tra ngay lập tức" vụ việc.

Theo CNN
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.