Thông tin này đã nhanh chóng được các nhà lập pháp và các nhà hoạt động dân chủ tại Hong Kong chia sẻ và bày tỏ lo ngại nó sẽ gây bất ổn và thắt chặt sự kìm kẹp của chính quyền Bắc Kinh đối với đặc khu này.
Quốc hội Trung Quốc đã nói rõ rằng họ muốn luật an ninh mới được thông qua sau khi Hong Kong bị rung chuyển bởi 7 tháng biểu tình khiến gây ra bất ổn kinh tế và xã hội.
"Đề xuất sẽ tăng cường các cơ chế thực thi tại Hong Kong - trung tâm tài chính của châu Á", người phát ngôn của quốc hội Trung Quốc Zhang Yesui nói. "Phía Trung Quốc cho rằng "cần thiết phải cải thiện và duy trì chính sách 'Một quốc gia, hai chế độ'''.
Điều 23 trong Bộ luật Cơ bản của Hong Kong, chỉ ra rằng rằng thành phố phải ban hành các luật an ninh như vậy để cấm hành vi "phản quốc, ly khai, lật đổ" đối với chính phủ Trung Quốc.
Nhưng điều khoản này chưa bao giờ được thực thi do lo ngại của dư luận Hong Kong rằng nó sẽ hạn chế các quyền tự do cơ bản của người dân.
Hong Kong được hưởng các quyền tự do khác biệt so với Trung Quốc đại lục nhờ một thỏa thuận được đưa ra trước khi Vương quốc Anh trao trả vùng lãnh thổ này cho phía đại lục vào năm 1997.
Một nỗ lực ban hành Điều 23 năm 2003 đã bị hoãn lại sau khi nửa triệu người Hong Kong đổ ra đường biểu tình.
Dự luật gây tranh cãi này đã được đưa trở lại bàn nghị sự trong những năm gần đây để đáp lại sự trỗi dậy của phong trào dân chủ của người dân Hong Kong.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cảnh báo rằng việc áp dụng đề xuất này đối với Hong Kong sẽ "gây bất ổn cao, và sẽ bị lên án mạnh mẽ từ phía Mỹ và cộng đồng quốc tế".