Trung Quốc ứng dụng kỹ thuật số để quảng bá văn hóa truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
Cách đây một năm, một video clip với những hình ảnh huyền ảo, thể hiện các yếu tố phong phú trong văn hóa Trung Quốc trong giai điệu tuyệt đẹp của Kinh kịch đã gây tiếng vang trên mạng internet ngay sau khi ra mắt.
Trung Quốc ứng dụng kỹ thuật số để quảng bá văn hóa truyền thống

Video quảng cáo của Genshin Impact - một trò chơi nhập vai thế giới mở do Trung Quốc sản xuất - đã nhận được hơn 31 triệu lượt xem và 2 triệu lượt thích trên nền tảng chia sẻ video Bilibili của Trung Quốc. Phiên bản có phụ đề tiếng Anh được đăng trên kênh YouTube chính thức của trò chơi đã được xem gần 9 triệu lần, đạt 360.000 lượt ưa thích.

Dù ở trong hay ngoài nước, trò chơi đã nhận được sự đánh giá cao từ cả game thủ và những người không chơi game. Giai điệu Kinh kịch đã gây được thiện cảm với khán giả trên khắp thế giới.

Trong bình luận trên YouTube, Kathryn Davis - một sinh viên Mỹ chuyên ngành opera phương Tây - cho biết: “Được xem một phong cách opera khác biệt như vậy là một trải nghiệm mở mang tầm mắt đối với tôi và tôi ước chúng tôi được dạy về môn nghệ thuật này trong lịch sử âm nhạc”.

Trong khi đó, ông Liu Wei - Giám đốc điều hành của công ty phát triển trò chơi miHoYo có trụ sở tại Thượng Hải - cho biết sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống Trung Quốc và một góc nhìn mới mẻ để thể hiện nền văn hóa này đã giúp ích rất nhiều cho thành công của trò chơi.

Với chủ trương quảng bá văn hóa Trung Quốc, miHoYo đã thiết kế nội dung của trò chơi dựa trên cơ sở các hoạt động văn hóa và lễ hội truyền thống của Trung Quốc, chẳng hạn như Lễ hội đèn lồng, Tết Trung thu, chơi cờ và múa Nuo. Ông Liu cho biết: “Chúng tôi mong muốn làm cho giới trẻ trên toàn thế giới yêu thích truyền thống và văn hóa Trung Quốc thông qua các cách diễn đạt hiện đại”.

Tận dụng sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số, nền văn hóa phong phú và độc đáo của Trung Quốc giờ đây có thể tự giới thiệu với thế giới dưới nhiều hình thức đa dạng và hấp dẫn hơn.

Đầu tháng này, một nền tảng kỹ thuật số tương tác của một bản sao kỹ thuật số của Hang Thư viện đã được ra đời, tạo điều kiện cho những người quan tâm có thể chiêm ngưỡng dù không trực tiếp tới chuỗi hang động Mạc Cao có tuổi đời hàng thiên niên kỷ - một địa danh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới, ở vùng đất Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc.

Nền tảng kỹ thuật số này đã tái tạo khung cảnh lịch sử của Hang Thư viện từ cách đây hơn 100 năm, với các công nghệ trò chơi tiên tiến. Nền tảng này mời du khách hòa mình vào văn hóa của Đôn Hoàng bằng cách tham gia nhập vai và "du hành thời gian" đến các triều đại cổ đại tại đây.

Theo nhận định của IGN China - một trang web đánh giá về các trò chơi trực tuyến, thông qua những hình ảnh tuyệt đẹp và cốt truyện hấp dẫn, nền tảng này cho phép người tham gia hiểu cơ bản về các di tích trong một khoảng thời gian ngắn và thúc đẩy họ tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Đôn Hoàng trong tương lai.

Phiên bản kỹ thuật số của Hang Thư viện là một ví dụ về cách Trung Quốc đang triển khai những hình thức sáng tạo để truyền bá văn hóa truyền thống của nước nhà.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), kết hợp giữa thực tế và công nghệ đa phương tiện 3 chiều cùng các công nghệ khác, Bảo tàng Cố cung quốc gia - một danh thắng mang tính biểu tượng của Trung Quốc - đã ra mắt một loạt triển lãm kỹ thuật số sống động, chia sẻ các bộ sưu tập quý giá của mình với mọi người trên khắp thế giới.

Sau khi ra mắt vào năm 2016, trang web "Digital Dunhuang" (tạm dịch: Đôn Hoàng phiên bản kỹ thuật số) đã sử dụng các nguồn dữ liệu khổng lồ, như ảnh, video clip, tài liệu lưu trữ và những hình ảnh thực tế ảo 360 độ của hơn 200 hang động thuộc hệ thống Mạc Cao. Tính đến hết năm 2022, cơ sở dữ liệu này đã được triển khai trên 2 phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh, đạt hơn 16,8 triệu lượt truy cập từ người dùng từ khoảng 70 quốc gia. Toàn bộ thông tin được cung cấp miễn phí.

Những người đam mê văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng đã nắm bắt thời đại kỹ thuật số, sử dụng các phương pháp mới để lan tỏa niềm đam mê của mình tới cộng đồng.

Vào năm 2021, video clip 5 sinh viên Kinh kịch thuộc Học viện Sân khấu Thượng Hải biểu diễn các bài hát nổi tiếng với phong cách hát Kinh kịch đã làm dậy sóng các nền tảng chia sẻ video. Những nghệ sĩ tài năng này đã chiếm được cảm tình của nhiều khán giả, vốn trước đó không hề quan tâm đến loại hình nghệ thuật truyền thống này. Đa số dư luận cho rằng đây là "hành động đúng đắn để hồi sinh văn hóa truyền thống".

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.